Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Khi Giao Mùa Thu Đông

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có hơn 10 triệu trẻ em tử vong do các bệnh nhiễm trùng hô hấp. Việt Nam nằm trong top các quốc gia có chỉ số ô nhiễm và tỷ lệ mắc bệnh hô hấp cao. Trung bình một đứa trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh về đường hô hấp từ 4-6 lần/năm, nhất là vào thời điểm giao mùa. Vậy các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa thu đông đáng chú ý bao gồm những gì? Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau để phòng tránh cho con nhé!

Cac-benh-thuong-gap-o-tre

Tổng hợp các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa thu đông

Thời tiết vào thời điểm giao mùa thay đổi thất thường. Đó chính là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Trong khi hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó.

Cộng thêm sự xâm nhập và tấn công của tổ hợp tác nhân gây bệnh khác. Điều này khiến trẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp cùng nhiều bệnh lý khác. Đó được gọi là bệnh giao mùa. Thời điểm tháng 10 – 11 hàng năm chính là lúc bùng phát các bệnh lý giao mùa thu đông ở trẻ mạnh mẽ nhất. Mẹ có thể lưu ý tới các bệnh sau:

Bệnh sốt xuất huyết

Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Khi Giao Mùa Thu Đông
Bệnh sốt xuất huyết thường gặp ở trẻ

Theo Thống kê của Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 65.046 ca sốt xuất huyết tại 58 tỉnh thành. Trong đó đã có 7 trường hợp tử vong. Nguyên nhân thường là thời tiết ẩm ướt, loăng quăng, bọ gậy phát triển. Số lượng muỗi Aedes (muỗi vằn) tăng lên khiến nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết hơn.

Triệu chứng của bệnh là sốt cao kéo dài, có thể lên tới 40 độ C. Đầu đau dữ dội, nổi mẩn, phát ban. Khi tiến triển nặng, trẻ có thể bị đau bụng, buồn nôn, ói ra máu, chân tay lạnh. Thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Hiện chưa có thuốc đặc trị đặc bệnh sốt xuất huyết.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng và bọ quậy. Đồn thời loại bỏ nơi sinh sản của chúng. Hãy phòng chống muỗi đốt trẻ bằng cách cho trẻ mặc quần áo dài, nằm ngủ mùng kể cả ban ngày, bôi kem xua muỗi…

Bệnh tay chân miệng

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng có thể có những nốt phỏng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Bệnh tiến triển nặng có thể gây khó thở, nôn trớ, co giật. Và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim và tử vong. Cha mẹ để con hạn chế tiếp xúc với người bệnh, rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời, theo dõi các triệu chứng bệnh để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm da dị ứng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non yếu, làn da trẻ mỏng manh nên rất dễ bị tác động. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa thu đông, có thể chấm dứt khi trẻ 5 tuổi.

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gồm da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, có chảy dịch, phù nề… Một số trẻ bị ho, sốt, bỏ ăn và sụt cân. Cách phòng ngừa: Phòng ngừa viêm da dị ứng ở trẻ bằng cách vệ sinh nhà cửa, chăn gối, đồ chơi sạch sẽ. Tránh để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Đồng thời chú ý dưỡng ẩm cho trẻ, che chắn khi cho trẻ ra ngoài.

Bệnh sởi

Bệnh sởi chủ yếu xảy ra ở trẻ em dưới 10 tuổi, phần lớn là với những trẻ chưa tiêm vắc xin. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh là sốt, sổ mũi, ho khan, viêm kết mạc, phát ban… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng, dẫn đến khô loét giác mạc mắt, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não…

Vì vậy, khi thấy con mắc bệnh cha mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi ở nơi thông thoáng, đủ ánh sáng và vệ sinh răng miệng đầy đủ. Bù nước, bổ sung chất dinh dưỡng dạng lỏng dễ tiêu. Để phòng ngừa tốc độ lây lan nhanh, tiêm ngừa vắc xin bệnh sởi là phương pháp hiệu quả nhất.

Bệnh cảm cúm

Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Khi Giao Mùa Thu Đông
Bệnh cảm cúm ở trẻ

Triệu chứng của bệnh cúm rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus gây bệnh, trẻ có thể bị sốt, ớn lạnh, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt. Một số triệu chứng khác như đau tai, đau họng, nôn mửa và tiêu chảy.

Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm chính là thiết lập thói quen rửa tay bằng xà phòng. Cha mẹ nên dạy trẻ che miệng khi ho hoặc hắt hơi, mang khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng. Đồng thời cho trẻ tiêm phòng vacxin cúm.

Bệnh hen suyễn

Bệnh còn có tên gọi khác là hen phế quản. Đây là một bệnh lý mãn tính, đe dọa tính mạng của trẻ. Số lượng người mắc bệnh thường gia tăng vào thời điểm giao mùa thu đông hàng năm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các cơn ho khò khè tái phát nhiều lần. Trẻ ho nhiều hơn vào ban đêm hoặc lúc gần sáng, thậm chí khó thở.

Cách phòng ngừa là tránh để trẻ sống hoặc tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi. Đồng thời, bổ sung dinh dưỡng đúng cách, tránh những thực phẩm làm tăng cơn hen. Đặc biệt, giữ ấm cơ thể trẻ và tiêm vắc xin đầy đủ để phòng bệnh tốt hơn.

Bệnh nhiễm trùng hô hấp

Dấu hiệu nhận biết của bệnh ở trẻ nhỏ rất đa dạng. Trẻ có thể sốt cao, ho, tím tái môi, nhịp thở nhanh, tiếng thở rít, bỏ bú hoặc bỏ ăn… Một số trẻ khác có thể bị nôn, chướng bụng, đi phân lỏng… Cách phòng ngừa bao gồm vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh trẻ. Kèm theo đó là bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt tiêm ngừa vắc xin đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Bệnh viêm phổi

Khi mắc bệnh, trẻ thở nhanh. Tiếp đó là các dấu hiệu như sốt, ho, nghẹt mũi, đau tức ngực, đau bụng, nôn ói. Thậm chí là trẻ bị sốt cao, co giật. Bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa vắc xin đầy đủ, đúng lịch. Đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tăng sức đề kháng cho trẻ, tránh xa các nguồn lây bệnh.

Bệnh quai bị

Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Khi Giao Mùa Thu Đông
Trẻ dễ bị bệnh quai bị khi giao mùa thu đông

Thời tiết chuyển lạnh là lúc bệnh dễ bùng phát tại các trường học, nhà trẻ… Trong giai đoạn ủ bệnh, không có triệu chứng nào. Cho đến khi khởi phát, trẻ có thể sốt cao 39 độ C, chán ăn, đau họng, tuyến mang tai to và đau nhức. Cách phòng ngừa tốt nhất vẫn là tiêm vắc xin. Điều này sẽ tránh được biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy cấp tính, viêm cơ tim, viêm màng não…

Bệnh sốt phát ban

Bệnh sốt phát ban ở trẻ thường không nguy hiểm, có thể hết sau vài ngày. Tuy nhiên, không ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ. Trẻ có thể bị sốt cao đến 39.5 độ C và nổi những nốt đỏ trên da, sưng mí mắt, tiêu chảy… Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh. Vậy nên để phòng chống bệnh sốt phát ban cha mẹ nên cho trẻ tránh xa các nguồn bệnh: rửa tay sạch sẽ, cách ly trẻ khi lớp học có trẻ nhiễm bệnh…

Bệnh tiêu chảy

Bệnh xuất hiện với triệu chứng sốt, đau bụng, ói mửa và tiêu chảy và ói mửa. Thậm chí nguy cơ tử vong cao. Trường hợp nhẹ, trẻ có thể tự khỏi sau vài ngày. Trường hợp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Cách phòng ngừa là mẹ cần đảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú ý chỉ sử dụng nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường sống và cho trẻ uống vắc xin phòng bệnh tiêu chảy.

Như vậy, các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa đã được chia sẻ. Nếu mẹ còn thắc mắc gì về sức khỏe của trẻ thì hãy để lại thông tin để được tư vấn thêm nhé! Hismart với thành phần tự nhiên với nguyên liệu 100% từ New Zealand đồng hành cùng mẹ, chăm sóc bé yêu phát triển theo cách tự nhiên nhất. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay