Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón luôn là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Vậy bệnh có nguy hiểm không? Cách chăm sóc như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để đẩy lùi nỗi lo về bệnh táo bón mẹ nhé. 

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh 

Có rất nhiều lí do dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo bón, sau đây là một vài nguyên nhân và triệu chứng bất thường ỏ trẻ khi bị táo bón:

  • Bú không đủ lượng sữa là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh táo bón ở trẻ sơ sinh. Bú không đủ lượng sữa không những làm bé bị đói mà còn dẫn đến cơ thể bị mất nước. Sữa mẹ có chứa hormone motilin giúp hỗ trợ nhu động ruột của trẻ, vì vậy khi thiếu đi loại hormone trong sữa mẹ này sẽ khiến việc đi đại tiện của trẻ trở nên khó khăn hơn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón do bú không đủ lượng sữa
Bé bú không đủ lượng sữa là một trong những nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị táo bón
  • Uống sữa công thức cũng có thể dẫn đến táo bón ở trẻ. Mặc dù sữa công thức có công thức hoá học gần giống với sữa mẹ, tuy nhiên hệ tiêu hoá yếu ớt của bé vẫn rất khó để thích nghi. Bởi sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo giữa protein, chất xơ, chất béo giúp bé ít có nguy cơ mắc bệnh táo bón hơn. 
  • Chế độ ăn uống của mẹ một phần cũng ảnh hưởng .tới hệ tiêu hóa của trẻ Trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn thức ăn dinh dưỡng nhất đối với trẻ. Vì thế chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn tới thành phần dinh dưỡng cho trẻ và dễ khiến trẻ mắc bệnh táo bón. Nếu trong khẩu phần ăn của mẹ có chứa nhiều đồ cay nóng, ít chất xơ, không lành mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khi đó trẻ bú sẽ dễ bị bệnh táo bón. 
  • Ngoài ra cũng có thể do các bệnh lí mà trẻ mắc phải như: đại tràng bị phình to, suy giáp trạng, dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá,…

Cách nhận biết trẻ bị táo bón

Để có thể phát hiện trẻ sơ sinh bị táo bón và có biện pháp khắc phục kịp thời, các bậc phụ huynh phải theo dõi sát sao những dấu hiệu bất thường của trẻ dưới đây:

  • Số lần bé đi đại tiện ít hơn bình thường: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi đại tiện 2-3 lần/ngày, nếu trẻ uống sữa công thức sẽ ít đi ngoài hơn. Nếu thấy trẻ đi đại tiện ít hơn ngày thường, 1-2 ngày mới đi một lần, phân cứng gây đau mẹ nên nghĩ đến trường hợp táo bón ở trẻ
  • Trẻ đi đại tiện phân khô cứng, vón cục: Trẻ thường có phân khô cững, vón cục, không có độ ẩm, có màu đen hoặc xám. Nếu mẹ phát hiện trong phân có máu, thì chứng tỏ hậu môn bé bị tổn thương do táo bón. 
  • Trẻ bị đầy bụng, khó tiêu: Táo bón khiến cho bé bị đầy bụng, trướng bụng, khó chịu, bụng bé lúc nào cũng trong tình trạng phình to và sờ thấy cứng qua thành bụng. 
  • Trẻ quấy khóc, khó chịu, lười ăn, bỏ ăn: Bé trở nên khó chịu và cảm thấy không còn hứng thú với thức ăn. Do việc thức ăn trong cơ thể không được tiêu hoá khiến bé nhăn nhó, khó chịu, quấy khóc và không chịu ăn. 

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón

Khi trẻ bị táo bón kéo dài, khiến cho phân không được đào thải ra khỏi cơ thể, một số chất độc trong phân có thể xâm nhập và gây hại cho cơ thể của bé. Vì thế phải chữa trị kịp thời và nhanh chóng cho trẻ. Hãy cùng tìm hiểu những cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị táo bón dưới đây nhé:

Điều chỉnh chế độ ăn của mẹ

Sữa mẹ luôn nguồn thức ăn dinh dưỡng nhất dành cho trẻ sơ sinh. Chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của sữa. Khi mẹ bổ sung thiếu chất xơ là nguyên nhân dẫn đến bé bị táo bón. Vậy để chữa táo bón ở trẻ mẹ nên ăn gì

Trong thực đơn của mẹ hằng ngày nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tránh các đồ uống có chứa cồn và chất kích thích, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh khoa học. Các chất này sẽ chuyển hoá vào sữa mẹ, hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé, cải thiện tình trạng táo bón. 

Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hoá của bé

Cho trẻ uống nhiều nước hơn

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không cần bổ sung thêm nước vì nguồn sữa mẹ đã cung cấp đủ lượng nước mà trẻ cần. Tuy nhiên nếu trẻ táo bón mẹ nên bổ sung cho 100-200 ml nước/ngày, khi được cung cấp một lượng nước nhất định tình trạng táo bón của bé sẽ được cải thiện. Nước có vai trò quan trọng rất quan trọng đối với cơ thể bé đặc biệt là hệ tiêu hoá của bé, vì thế mẹ nên tập cho bé thói quen uống nước nhiều hơn, bú sữa nhiều hơn. 

Massage bụng cho bé

Việc massage bụng cho bé đều đặn mỗi ngày theo chiều kim đồng hồ sẽ hỗ trợ bé tiêu hoá tốt hơn, kích thích nhu động ruột của trẻ hoạt động linh hoạt hơn, từ đó việc đẩy phân ra ngoài cũng đều đặn và dễ dàng hơn. Mẹ có thử cách massage dưới đây: 

  • Đặt ngón trỏ và ngón giữa gần rốn của trẻ, ấn nhẹ sau đó xoay theo chiều kim đồng hồ.
  • Duy trì lực ấn vừa phải, mở rộng dần diện tích xoay ngón tay cho đến khi tay của mẹ gần với hông phải của trẻ. 
  • Lặp lại thao tác này từ 10-15 lần, 2-3 lần/ngày.
Massage bụng cho bé
Massage bụng cho bé mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

Thực hiện động tác massage bụng cho bé mỗi ngày sẽ làm cho lượng thức ăn khó tiêu còn tích trữ trong dạ dày được làm mềm và dễ dàng di chuyển qua hệ thống đường ruột xuống hậu môn của bé. Nhờ đó sẽ cải thiện chứng táo bón ở trẻ sơ sinh. 

Luyện tập thói quen vệ sinh 

Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày là một trong những cách trị táo bón hiệu quả. Việc bé đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày không có nghĩa là bé phải đi ngoài vào đúng khung giờ cố định mỗi ngày mặc dù bé không muốn đi đại tiện. Mẹ cần xây dựng thói quen đi vệ sinh của bé dựa trên khoảng thời gian bé hay đi vệ sinh nhất và cữ ăn của bé để xác định thời gian đi ngoài, tình trạng đi ngoài của bé. 

Bằng cách này, mẹ có thể canh giờ “xi” phù hợp cho bé và rèn thói quen đi vệ sinh đúng giờ cho bé mỗi khi mẹ phát ra tiếng “xi”. 

Cách phòng ngừa táo bón cho trẻ sơ sinh 

Để phòng ngừa táo bón cho trẻ, mẹ nên bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày cho bé. Trung bình 50ml nước cho mỗi kg cân nặng, ví dụ em bé nặng 5kg thì mỗi ngày cần uống tối thiểu 250ml nước. 

Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn cho bé như rau mồng tơi, mận, bông cải xanh… và có 1 chế độ dinh dưỡng khoa học. 

Bố mẹ nên tạo điều kiện cho bé tiếp xúc với thiên nhiên và tham gia các hoạt động nhiều hơn. Bé thường xuyên vận động sẽ giúp cơ thể dẻo dai, cơ quan tiêu hoá cũng nhờ đó mà hoạt động tốt hơn. Đây được xem là biện pháp phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả ở trẻ.

Massage đều đặn hàng ngày cho bé không những giúp bé phòng ngừa bệnh táo bón mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho bé. 

Hi vọng với bài viết trên có thể giúp mẹ xua tan đi những lo lắng khi bé bị táo bón. Mẹ có thể tham khảo thêm những bài viết sau để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc bé tốt hơn: 

Trên đây là những thông tin về các chăm sóc trẻ khi bị táo bón mà mẹ nên biết. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho các mẹ thông tin chi tiết nhất. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Đọc thêm: Thực phẩm bổ sung chất xơ cho bé

Đọc thêm: Mẹo dân gian chữa cho trẻ bị táo bón

Đọc thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa thu đông

Đọc thêm: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em và những điều cần lưu ý

SỮA HISMART – SỮA TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277

Fanpage

Website

Email: cskh@blh.com.vn

Shopee

Lazada

Sendo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay