Vitamin K1 và tầm quan trọng với trẻ sơ sinh

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ rất yếu, vì vậy rất cần bổ sung vitamin và dưỡng chất khác cho trẻ trong quá trình phát triển. Thiếu bất kỳ loại vitamin nào cũng có thể dẫn tới hậu quả đáng tiếc, một trong số đó là vitamin K1. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu được tầm quan trọng của vitamin K1 đối với trẻ sơ sinh.

Vitamin K1 là gì?

Trước hết, mẹ cần hiểu rõ vitamin K1 là gì? Mặc dù có nhiều loại vitamin K khác nhau, nhưng 2 loại thường có nhiều nhất trong chế độ ăn uống của con người là vitamin K1 và vitamin K2.

Trong đó, vitamin K1 – còn được gọi là phylloquinone, thuộc nhóm vitamin tan trong dầu của vitamin K. Nó chủ yếu được tìm thấy trong thực vật như cà chua, súp lơ, cải bó xôi,…và chiếm khoảng 75 – 90% tổng hàm lượng vitamin K mà con người tiêu thụ. Khi vitamin K1 được bổ sung nhiều hơn, những vi khuẩn ở ruột già sẽ chuyển hóa chúng thành vitamin K2 để dự trữ.

Vitamin K1 trong rau củ quả
Vitamin K1 trong rau củ quả

Tại sao phải bổ sung Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh

Khi nói đến tác dụng của vitamin K1, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến chức năng trong quá trình đông máu của nó. Theo các nghiên cứu về sức khỏe, trẻ em lúc mới sinh có hàm lượng vitamin K rất ít trong cơ thể. Bởi vitamin K không đi qua nhau thai và đường ruột không có vi khuẩn nào để tạo ra vitamin K trước khi sinh.

Hơn nữa, nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ, nhưng nồng độ vitamin K1 trong sữa mẹ còn khá thấp, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con. Với lượng vitamin K thấp, một số trẻ sơ sinh có thể bị chảy máu rất nặng – đôi khi vào não, gây tổn thương não đáng kể. Tình trạng chảy máu này được gọi là bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh (HDN). Vậy nên, cần bổ sung vitamin K1 để tăng cường các yếu tố hoạt hoá quá trình đông máu và giảm các nguy cơ gây xuất huyết não ở trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, thiếu vitamin K1 khiến cơ thể trẻ dễ bầm tím, thậm chí chảy máu tự nhiên nhiều giờ đồng hồ dù chỉ do một vết xước nhỏ trong 12 tuần đầu sau sinh. Máu có thể xuất hiện ở mũi, gốc rốn.

Vitamin K1 có tác dụng gì khác với trẻ sơ sinh không? Ngoài tác dụng giảm thiểu hội chứng xuất huyết não ở trẻ, vitamin K1 còn giúp xương chắc khỏe. Trong vitamin K1 chứa enzyme gamma – glutamyl carboxylase. Qua quá trình cacboxyl hóa, enzyme này có thể tạo ra protein osteocalcin hoạt động để thúc đẩy xương phát triển.

Mặt khác, vitamin K1 ngăn cản sự lắng đọng canxi ở mạch máu, trong đó có mạch vành và mạch não nên giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim do xơ vữa và tắc mạch. Vitamin K1 sẽ thông qua việc ngăn chặn quá trình khoáng hóa để giữ cho huyết áp ổn định. Từ đó giúp tim bơm máu đều đặn đi khắp cơ thể, nuôi dưỡng trái tim khỏe mạnh.

Ngoài những tác dụng ngay trước mắt, vitamin K1 còn có vai trò lâu dài gì với trẻ sơ sinh hay không? Tất nhiên rồi, vi chất này giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm và phổ biến trong tương lai như bệnh lý mạch vành, đái tháo đường và ung thư.

Vi chất này tham gia quá trình tăng sinh tế bào chế tiết insulin ở tuyến tụy, làm tăng tính nhạy cảm với insulin của các tế bào trong cơ thể, từ đó góp phần phòng ngừa và điều trị bệnh lý đái tháo đường. Ngoài ra, vitamin K1 còn có khả năng ức chế sự phát triển của khối u ác tính tại gan và tủy xương. Vậy nên, việc bổ sung vitamin K1 cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng!

Biểu hiện thiếu Vitamin K1 ở trẻ sơ sinh

Các mẹ phải hết sức chú ý đến những biểu hiện lạ của bé, từ đó có thể nhận biết được con mình có đang thiếu vitamin K1 hay không. Một số những biểu hiện đó là:

  • Phân của con có màu đen, mùi tanh, đi ngoài ra máu
  • Nước tiểu có máu
  • Ngủ li bì và hay quấy khóc
  • Dễ xuất hiện bầm tím ở xung quan đầu và mặt
  • Co giật, hay bị nôn ói
  • Màu da trẻ nhợt nhạt hơn so với bình thường
  • Trẻ có da sẫm màu thì phần nướu răng cũng nhợt nhạt hơn
  • Với trẻ sơ sinh trên 3 tuần tuổi thì lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng
Một trong những biểu hiện của trẻ

Cách bổ sung Vitamin K1 cho trẻ sơ sinh

Theo chia sẻ của Tiến sĩ về Điều dưỡng – Rebecca Dekker, có 3 cách bổ sung vi chất K1 thông thường đó là: Tiêm bắp, uống bổ sung và dùng sữa công thức. Cụ thể đó là:

Tiêm bắp

Tiêm bắp cho trẻ sơ sinh được coi là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để cung cấp vitamin K1 cho trẻ. Ngay từ khi tiêm vitamin K1 ở giai đoạn sơ sinh, trẻ đã có thể được bảo vệ khỏi tác nhân làm thiếu hụt vitamin K1, gây nguy cơ xuất huyết não, chảy máu nặng ở trẻ sơ sinh. Trẻ mới sinh ra đã được tiêm ngay tại phòng sinh đẻ. Quan tâm đến sức khỏe ngay cả những lưu ý nhỏ từ khi trẻ mới chào đời sẽ giúp trẻ tránh được rất nhiều tác nhân gây bệnh.

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có công văn hướng dẫn tiêm vitamin K1 cho trẻ sơ sinh:

  • Đối với trẻ sơ sinh trên 1,5kg có liều tiêm bắp 1mg vitamin K1
  • Đối với trẻ dưới hoặc bằng 1,5kg có liều tiêm bắp 0,5mg vitamin K1

Ưu điểm: 

  • Hiệu quả cao nhất trong việc ngăn ngừa VKDB (chứng chảy máu do thiếu vitamin K).
  • Vitamin K được giải phóng từ từ theo thời gian từ vị trí tiêm, cung cấp đủ Vitamin K1 cho đến khi đạt đến mức của người trưởng thành một cách tự nhiên.

Nhược điểm:

  • Gây đau, chảy máu hoặc bầm tím ở vị trí mũi tiêm.
  • Nếu bé bị bệnh về gan bẩm sinh hay teo đường mật thì mũi tiêm K1 vẫn không thể bảo vệ bé khỏi VKDB.
Tiêm bắp là cách hiệu quả nhất

Uống bổ sung 3 lần

Bên cạnh việc tiêm bắp, có thể bổ sung vitamin K1 cho trẻ sơ sinh bằng đường uống. Nhưng chúng ta phải phân biệt rõ ràng vitamin K1 với vitamin K2. Bởi vì vitamin K2 có thể cho bé uống hàng ngày và nó có bán trong các cửa hàng thuốc. Đối với vitamin K1, mẹ phải đưa bé đến cơ sở y tế để uống bổ sung 3 lần theo tiến độ sau đây:

  • Liều thứ nhất: ngay sau sinh
  • Liều thứ hai: sau khi trẻ được 7 ngày tuổi
  • Liều thứ ba: trẻ được 30 ngày tuổi (Thông thường, trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn mới phải uống liều thứ 3 này. Còn những trẻ uống sữa công thức sẽ không cần nữa.)

Ưu điểm:

  • Dễ dàng và không xâm lấn nên không gây đau cho trẻ.

Nhược điểm: 

  • Một số bé có thể không hấp thu được. Chẳng hạn bé bị tiêu chảy cũng không hấp thu được hoàn toàn lượng vitamin K1, hoặc lúc uống bé bị nôn ói.
  • Ba mẹ phải cam kết cho bé uống đủ liều, nếu không vẫn khiến  trẻ bị chảy máu do thiếu vitamin K khởi phát muộn.
Cho trẻ uống đúng liều lượng của bác sĩ kê

Uống sữa công thức

Một trong những phương pháp bổ sung vitamin K1 cho trẻ sơ sinh mẹ có thể áp dụng đó là sử dụng sữa công thức. Sữa công thức ngày càng đa dạng về thành phần dinh dưỡng với hàm lượng vitamin K1 trong sữa được sản xuất tương đối và nhiều hơn so với sữa mẹ, khoảng 4,2 đến 4,9 mcg/ lít. Tuy nhiên nó vẫn không thể thay được việc tiêm bắp hay uống vitamin K1, đây chỉ là một cách để bổ sung mà thôi.

Mẹ bổ sung cho bé bằng sữa công thức

Tóm lại, có khá nhiều cách để bổ sung vitamin K1 cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ phải hết sức lưu ý rằng bổ sung vitamin K1 đường uống hoặc đường tiêm bắt buộc phải theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng nhiều hơn hay ít hơn, và dùng đúng thời gian mà bác sĩ đã chỉ định. Việc không tuân thủ theo chỉ định bổ sung vitamin K1 của bác sĩ có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng với sức khoẻ của con.

Qua bài viết trên, hy vọng các mẹ có thêm kiến thức về vitamin K1 và hiểu được tác dụng của nó đối với cơ thể của bé. Từ đó có những biện pháp bổ sung vitamin K1 cho con thật đúng đắn. Hismart hy vọng rằng bài viết này cung cấp nhiều thông tin và hữu ích cho các mẹ. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Đọc thêm: Cha mẹ phải bổ sung những Vitamin này để con khỏe mạnh

Đọc thêm: Vai Trò Của Vitamin A Đối Với Sự Phát Triển Của Trẻ Nhỏ

Đọc thêm: Thiếu Hụt Vitamin Nhóm B, Vòng Tròn Luẩn Quẩn Về Chứng Biếng Ăn Ở Trẻ

Đọc thêm: Chuyên Gia Mách Mẹ Bổ Sung Vitamin D Cho Bé Đúng Cách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay