Toàn Bộ Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Uốn Ván

Hệ lụy nguy hại của bệnh uốn ván gây nên vẫn đang hiện hữu từng ngày. Nhiều người có thể gặp nguy kịch chỉ với mọt vết sước nhỏ như gai đâm, gà mổ… Đây là căn bệnh nguy hiểm mà cả người lớn và trẻ em đều không được chủ quan.

Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là một loại bệnh cấp tính với nguy cơ tử vong rất cao. Bệnh sinh ra ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) do vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển yếm khí gây ra. Các bào tử của loại vi khuẩn này thường có trong đất, phân bón…

Toàn Bộ Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Uốn Ván
Bệnh uống ván có tỉ lệ tử vong rất cao, nhất là đối tượng trẻ sơ sinh

Bệnh uốn ván là bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất tại các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Chúng đặc biệt cao ở những vùng nông thôn, vùng khí hậu nhiệt đới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới cuối thế kỷ 20 mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ em chết do mắc uốn ván. Tỷ lệ chết do uốn ván sơ sinh rất cao, lên tới 80% tổng số trường hợp mắc.

>> Xem thêm: Khám Tổng Quát Cho Trẻ Bao Gồm Những Gì?

Nguyên nhân và phương thức lây truyền của vi khuẩn uốn ván

Thông thường tiểu bào uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương bị nhiễm bẩn, phân người hoặc phân súc vật. Chúng có thể thể lây nhiễm qua vết cắn động vật, vết bỏng, vết thương lở loét, vết đinh sắt gỉ, gai đâm…

Có một số trường hợp khác mắc bệnh do liên quan đến bệnh lý nội khoa. Điển hình như người có vết thương viêm tai giữa, chảy mủ tai, chàm da mạn tính, người bị sâu răng, vết thương lâu lành, vết loét bệnh tiểu đường, vết loét ung thư vú…

Trẻ sơ sinh cũng có thể bị bệnh uốn ván nếu dụng cụ cắt dây rốn không sạch. Hoặc khi trẻ không được chăm sóc dây rốn sạch sẽ hay băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn. Bào khuẩn uốn ván sẽ xâm nhập qua dây rốn và gây uốn ván sơ sinh ở trẻ.

Triệu chứng bệnh uốn ván

Khi bào khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài từ 3-7 ngày. Ngay sau đó, trẻ em sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như:

Toàn Bộ Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Uốn Ván
Vi khuẩn uốn ván thường ủ bệnh trong khoảng 2-3 ngày ở trẻ nhỏ
  • Giai đoạn mới phát bệnh: Đau nhức vùng cổ, cơ nhai, cơ mặt và gáy, bị cứng hàm đi kèm tình trạng chán ăn, mệt mỏi, da tái nhợt.

  • Giai đoạn diễn tiến: Triệu chứng bệnh sau đó sẽ lan ra cả cơ thể, đặc biệt, các vùng bụng, bắp tay, bắp chân. Các cơ bắp sẽ bị cứng lại, cơ méo mó. Những trường hợp nặng hơn sẽ đi kèm biểu hiện uốn cong người, đầu ngửa, tay khép chặt kèm theo sốt, rối loạn tiêu hóa.

Trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, bé sẽ co giật, không bú được. Hầu hết trẻ đã nhiễm bệnh uốn ván thường tử vong.

Các biến chứng uốn ván

Nếu không được điều trị kịp thời,bệnh sẽ hình thành những hậu quả hết sức nghiêm trọng như:

  • Gãy xương: Do sự co thắt cơ hoặc co giật.

  • Viêm phổi: Co giật khiến cơ thể dễ hít vào dịch dạ dày. Các dịch tiêu hóa này sẽ gây viêm và hình thành viêm phổi nguy hiểm.

  • Co thắt thanh quản: Thanh quản co thắc quá mức sẽ gây khó thở, ngạt thở cho người bệnh.

  • Động kinh: Nếu vi khuẩn nhiễm trùng lan đến não, trẻ bị uốn ván có thể gặp phải tình trạng tương tự như động kinh.

  • Thuyên tắc phổi: Mạch máu trong phổi có thể bị tắc nghẽn do vi khuẩn uốn ván. Từ đó, chúng gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn.

  • Suy thận cấp: Co thắt cơ nghiêm trọng sẽ dân tới các cơ xương bị phá hủy. Protein, canxi lúc này bị rò rỉ vào nước tiểu và gây suy thận nặng.

>> Xem thêm: Lich Tiem Chung Cho Be Tu 0 Den 6 Tuoi ĐÚNG & ĐỦ Mẹ Nên Biết

Cách phòng ngừa bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván vô cùng nguy hiểm, nhất là với những đối tượng người có đề kháng yếu như trẻ nhỏ. Chi phí điều trị ở bệnh uốn ván cũng rất tốn kém và mất thời gian.  Bởi vậy giải pháp tốt nhất lúc này là phòng ngừa uốn ván ngay từ khi có thể.

Tiêm vaccin uốn ván được coi là giải pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Việc tiêm phòng được y khoa khuyến cáo cho tất cả trẻ sơ sinh, trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn. Liệu trình cơ bản gồm 3 – 4 mũi phụ thuộc vào loại vaccin. Tiêm phòng vaccin cũng là giải pháp tốt nhất khi mang thai để tránh khuẩn trùng lây nhiễm từ mẹ sang con.

Toàn Bộ Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Uốn Ván
Tiêm vaccin là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh tốt nhất

Ngoài ra, khi có vết thương hở, mọi người cần phải rửa sạch, sát trùng và vết thương. Không nên bịt kín, đáp lá, thuốc linh tinh lên vết thương nhắm tránh nhiễm khuẩn. Nếu bị trầy xước, dẵm vào đinh, sắt, nhiễm cát, bụi bẩn vào vết thương… cần xử lý sạch vết thương ngay. Sau khi xử lý, người bệnh được đưa đến bệnh viện để khám và điều trị. Đòng thời chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương, đề phòng nhiễm trùng, hoại tử.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh uốn ván mà gia đình cần biết. Đây là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, vì vậy, gia đình cần chú ý chăm sóc vết thương, đặc biệt là vết thương ở trẻ em để ngăn chặn những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

HISMART – SỮA NEWZELAND KHÔNG DẬY THÌ SỚM

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277

  • Fanpage: https://www.facebook.com/hismart.milk

  • Email: cskh@blh.com.vn

  • Shopee: https://shopee.vn/hismartmilk

  • Lazada: https://www.lazada.vn/shop/hismart-milk-/

  • Sendo: https://www.sendo.vn/shop/hismart-milk

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay