Bác sĩ chỉ ra rằng, việc xây dựng dinh dưỡng cho trẻ em hoàn toàn có thể trên các nguyên tắc giống như dinh dưỡng người lớn. Mỗi trẻ đều cần các loại chất dinh dưỡng như khoáng chất, vitamin, protein… Tuy nhiên, ở mỗi cột mốc phát triển của trẻ, cơ thể sẽ cần thành phần cũng như số lượng các dưỡng chất khác nhau. Để tìm hiểu thêm về chế độ dinh dưỡng các mốc phát triển của trẻ, mời cha mẹ cùng đọc bài chia sẻ từ Hismart!
Dinh dưỡng thiết yếu cần có ở cột mốc phát triển của trẻ sơ sinh
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh không cần bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức hay sự kết hợp của cả hai. Sữa mẹ giúp củng cố khả năng miễn dịch của trẻ, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sơ sinh được đáp ứng tốt bởi mẹ trong thời gian này.
Một trẻ sơ sinh tùy theo nhu cầu của bé cần được cho bú từ 8 đến 12 lần một ngày. Số lần bú có thể giảm xuống còn 4 – 6 lần mỗi ngày khi trẻ bước sang thứ thứ 4. Tuy nhiên lượng sữa mẹ trong mỗi lần bú sẽ tăng lên tùy vào nhu cầu và thể trạng của trẻ khoảng từ 170 – 227g/lần. Với bé sử dụng sữa thay thế nên được cho bú khoảng 6 – 8 lần mỗi ngày. Bắt đầu với 57 – 85g sữa bột cho mỗi lần với trẻ sơ sinh.
Sau 4-6 tháng, hệ tiêu hóa của trẻ đã tương đối ổn định để tiêu hóa thức ăn khác. Do đó, trong khoảng thời gian từ 4-6 tháng tuổi, có thể bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm thêm bên cạnh bú sữa bằng những thức ăn lỏng. Không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc, cơ thể chưa thích nghi được có thể khiến cho bé bị nghẹt thở.
Cột mốc phát triển của trẻ từ 1 tuổi
Khi trẻ được 1 tuổi, bé sẽ bú hoặc uống ít sữa hơn nên tăng dần lượng thức ăn dặm. Lúc này bé cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng từ thịt, cá, hạt ngũ cốc và nhóm sữa. Việc này sẽ giúp đảm bảo đầy đủ lượng vitamin và khoáng chất cho trẻ. Thế nhưng, sữa công thức và sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé và nó vẫn nên chiếm khoảng 70% khẩu phần ăn của trẻ.
Cần lưu ý rằng trong thời gian này trẻ vận động nhiều hơn ít thức ăn trong 1 bữa ăn. Nhưng sẽ ăn thường xuyên hơn (4-6 lần) trong cả ngày. Vì vậy, bố mẹ nên thêm chế độ ăn nhẹ ngoài khẩu phần cho trẻ.
Cột mốc phát triển của trẻ từ 2-5 tuổi
Sau 2 tuổi, hầu hết các bé đã mọc đủ răng và ăn tốt hơn giai đoạn trước đây. Lúc này bớt ăn cháo, bột mà có thể ăn những thức ăn giống phụ huynh. Bố mẹ nên cho trẻ ăn cơm cùng gia đình nhằm tạo thói quen tốt trong ăn uống. Cho trẻ kết hợp uống sữa ít nhất 1 lần/ngày. Các món ăn dành cho bé có thể là cháo đặc, súp đặc, cơm…
Ngoài những bữa ăn chính cùng gia đình, bạn có thể cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ. Thời điểm giữa buổi sáng và giữa buổi chiều giúp trẻ không bị đói, ăn uống ngon miệng hơn. Trong bữa phụ này, mẹ nên cho trẻ ăn các loại trái cây, sữa, sữa chua để hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Tóm lại, ở bất kể độ tuổi nào gia đoạn 2-5 tuổi, dù ở cột mốc nào thì dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ thay đổi thể chất và tinh thần. Tùy vào cột mốc phát triển, bố mẹ cần thay đổi chế độ ăn hợp lý để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho bé.
Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.
Hi vọng chia sẻ Hismart sẽ giúp cha mẹ xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp với mốc phát triển của bé! Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.
Bạn có câu hỏi? Hãy để lại thông tin, Hismart sẽ liên hệ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn