Những Điều Bố Mẹ Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Em

Bệnh thủy đậu ở trẻ em là một loại bệnh truyền nhiễm và lây lan rộng, có thể bùng phát thành dịch. Theo dõi bài viết dưới đây để biết những thông tin về bệnh thủy đậu ở trẻ. Từ đó có thể giúp bố mẹ ứng phó kịp thời với loại bệnh này.

Những Điều Bố Mẹ Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Em
Những Điều Bố Mẹ Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Em

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một loại bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm trên da. Được gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh này thường xuất hiện nhiều vào mùa xuân. Đối tượng chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi. Tuy nhiên, thủy đậu vẫn có thể xuất hiện ở người lớn hay phụ nữ mang thai.

Tốc độ lây lan khá nhanh trực tiếp từ người này sang người kia. Con đường lây lan thường qua không khí, tuyến nước bọt. Nếu không kịp thời ngăn chặn, có thể sẽ bùng thành ổ dịch.

Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em

Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh thủy đậu được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn khởi phát và giai đoạn phát bệnh.

  • Giai đoạn khởi phát: ở giai đoạn này, bệnh nhân thường có những triệu chứng tương tự như những trường hợp nhiễm vius khác. Đó là sốt, nhức đầu, đau mỏi cơ thể… Tuy nhiên, đối với trẻ em, bệnh thủy đậu thường không có các dấu hiệu nhận biết.

  • Giai đoạn phát bệnh: đây là giai đoạn cơ thể nổi những “nốt rạ”. Những nốt này có kích thước nhỏ hình tròn. Thường xuất hiện trong khoảng 12 – 1 giờ đồng hồ. Sau đó sẽ dần phát triển thành các mụn nước, bọng nước. Chúng có thể xuất hiện rải rác vài nới hay trên khắp cơ thể.

Bệnh thủy đậu ở trẻ em thường kéo dài từ 5 – 10 ngày. Tuy nhiên, với trường hợp mụn nước tự khô, biến thành vảy thường sẽ tự hết trong vòng 4 – 5 ngày.

Những biến chứng nguy hiểm có thể gây ra bởi bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu được xem là loại bện lành tính. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát và chữa trị kíp thời, đúng cách sẽ có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp:

  • Viêm não và viêm màng não

  • Nhiễm trùng mụn nước, xuất huyết bên trong

  • Thủy đậu chu sinh

  • Viêm phổi thủy đậu

  • Bệnh zona thần kinh

Ứng phó bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?

Bố mẹ cần phải biết cách ứng phó với bệnh thủy đậu để có thể chăm sóc trẻ đúng cách. Từ đó giúp giảm nguy cơ gây nên biến chứng cũng như giúp con nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là những gợi ý mà phụ huynh có thể tham khảo:

Những Điều Bố Mẹ Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Em
Sử dụng dung dịch xanh để chấm lên các nốt mụn nước
  • Sử dụng dung dịch Methylen hoặc Castellani để bôi lên các nốt mụn nước hoặc vết phỏng đã bị vỡ.

  • Cần cho trẻ bị bệnh nằm tại phòng cách ly áp lực âm. Việc làm này giúp ngăn ngừa lây nhiễm cho người khác. Phải cho trẻ cách ly đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

  • Người chăm sóc bệnh nhân phải đeo khẩu trang để tránh bị lây lan qua đường không khí. Bên cạnh đó, khi đưa trẻ đi khám, thăm dò cũng cần đeo khẩu trang cho con.

  • Tuyệt đối không cho bé gãi hay cọ sát khiến mụn nước bị vỡ đột ngột. Việc làm đó khiến vây mủ ra vùng da xung quanh. Để tránh được tình trạng này, mẹ có thể cho bé đeo bao tay bằng vải để tránh tác động đến mụn nước.

  • Hạn chế cho bé ra gió. Và tốt nhất là chỉ nên ở trong phòng kín. Vì cơ thể bé dễ bị nhiễm lạnh, làm cho bệnh ngày càng nặng và tồi tệ hơn.

  • Các đồ vật cá nhân của bé cần sử dụng riêng biệt như khăn, đũa, muỗng…

  • Sử dụng thuốc kháng sinh hoặc hạ sốt cho bé đâng bị thủy đậu cần phải hỏi ý kiến bác sĩ.

  • Đặc biệt giữ vệ sinh da của bé để đề phòng biến chứng. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và tránh tắm lâu.

  • Cho bé ăn đồ ăn dễ tiêu hóa. Đặc biệt, trẻ cần uống nhiều nước hoặc nước trái cây.

Cách phòng tránh bệnh thủy đậu

Để giúp phòng tránh thủy đậu một cách tốt nhất, trẻ nhỏ cần được tiêm phòng bệnh thủy đậu. Hiện nay, y học đã cung cấp loại vắc – xin ngăn ngừa bệnh này rất hiệu quả. Bố mẹ cần đưa con đi theo dõi và cho con tiêm ngừa bệnh theo đúng lịch đưa ra.

Những Điều Bố Mẹ Cần Biết Về Bệnh Thủy Đậu Ở Trẻ Em
Tiêm phòng đúng lịch để ngăn ngừa bệnh thủy đậu cho bé

Đối với những bé chưa tiêm phòng ngừa mà tiếp xúc với bệnh nhân mắc thủy đậu thì sao? Cách tốt nhất để giảm nhiễm bệnh là đưa bé đi tiêm ngừa ngay trong vòng 3 ngày (kể từ khi bé tiếp xúc với bệnh nhân).

Lưu ý: Không được chạm vào mụn nước hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân  của người mắc thủy đậu để tránh nhiễm bệnh.

Kết luận

Bệnh thủy đậu ở trẻ em không khó để có thể chữa trị. Chỉ cần bố mẹ phát hiện kịp thời và xử lý đúng cách bé sẽ nhanh chóng hết bệnh. Phụ huynh cần chăm sóc kỹ lưỡng cho trẻ cũng như chính bản thân mình để tránh nguy cơ lây nhiễm và phát tán thành dịch bệnh.

HISMART – SỮA NEWZELAND KHÔNG DẬY THÌ SỚM

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277

  • Fanpage: https://www.facebook.com/hismart.milk

  • Email: cskh@blh.com.vn

  • Shopee: https://shopee.vn/hismartmilk

  • Lazada: https://www.lazada.vn/shop/hismart-milk-/

  • Sendo: https://www.sendo.vn/shop/hismart-milk

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay