Mẹ Cần Lưu Ý Gì Trước Khi Đi Tiêm Phòng Trẻ Sơ Sinh?

Tiêm chủng là cách tốt nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Tiêm phòng vắc-xin chính là biện pháp để kích thích cơ thể sinh ra miễn dịch chống lại những tác nhân gây bệnh. Nhờ cơ thể có hệ thống miễn dịch mà trẻ sơ sinh sẽ ghi nhớ và phòng ngừa hiệu quả các loại virus. Do đó, cha mẹ cần chuẩn bị thật tốt công tác trước khi đi tiêm phòng trẻ sơ sinh để quá tình tiêm đat hiệu quả nhất. Mời quý phụ huynh cùng đọc qua bài chia sẻ kinh nghiệm từ Hismart dưới đây!

Mẹ Cần Lưu Ý Gì Trước Khi Đi Tiêm Phòng Trẻ Sơ Sinh?
Chuẩn bị trước khi tiêm là công việc quan trọng trong quá trình tiêm phòng trẻ sơ sinh

Cha mẹ nên khám sàng lọc trước khi đi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng là bước đầu tiên nhằm phát hiện những biểu hiện bệnh ở trẻ. Đó là cách tốt nhất để bác sĩ quyết định cho trẻ tiêm chủng. Hoặc bác sĩ tạm hoãn việc tiêm chủng hay không được tiêm một loại vắc xin nào đó.

Căn cứ vào kết quả khám và lịch sử tiêm chủng, bác sĩ sẽ  đánh giá toàn diện thể trạng của trẻ. Từ đó  phối hợp cùng bố mẹ lựa chọn mũi tiêm tiếp theo. Vì vậy, phụ huynh và bác sĩ cần sự thống nhất để đảm bảo tiêm chủng cho trẻ đúng thời điểm, hiệu quả và an toàn.

Ngoài ra bố mẹ nên tuân thủ lịch tiêm chủng theo lứa tuổi đã được Bộ Y Tế và các chuyên gia khuyến cáo. Việc tiêm chủng thường xuyên, đúng thời điểm sẽ giúp tạo miễn dịch hiệu quả cho trẻ. Từ đó mà trẻ tránh được các trường hợp mắc bệnh virus có thể xảy ra.

Những điều phụ huynh cần chuẩn bị trước khi đi tiêm phòng trẻ sơ sinh

Có thể nói việc chuẩn bị trước khi tiêm cũng là cơ sở giúp bé tiêm phòng nhanh, hiệu quả và đảm bảo sức khỏe tối ưu hơn. Để đảm bảo bé có thể thực hiện được mũi tiêm một cách tốt nhất. Phụ huynh cần phải chuẩn bị cho bé 1 số lưu ý như sau:

Theo dõi kĩ tình trạng sức khỏe trước khi đi tiêm phòng trẻ sơ sinh

Trong quá trình khám sàng lọc trước khi tiêm bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé để thông báo cho bác sĩ. Nếu bé đang bệnh hoặc sốt trong 3 ngày gần nhất thì cần nói rõ các triệu chứng. Để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm hay không.

Nếu trẻ chưa đạt tiêu chuẩn về cân nặng hoặc có một trong các biểu hiện dị ứng. Cha mẹ cần phải trì hoãn lịch tiêm cho đến khi trẻ đủ cân nặng, hết sốt hoặc làm rõ vấn đề dị ứng của trẻ từ bác sĩ.

Ghi nhớ về các loại thuốc bé đang, đã sử dụng và các loại vắc-xin, thuốc, thức ăn bé bị dị ứng

Vì có một số loại thuốc khi sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Do vậy, phụ huynh cần ghi chú và báo ngay cho bác sĩ tiêm chủng biết. Đặc biệt cần ghi chú về các loại thuốc bé đang hoặc đã sử dụng trên 2 tuần.

Bên cạnh đó, việc trẻ trước khi tiêm phòng có được ăn gì? Cha mẹ đã cho trẻ mẹ nên ăn gì? Là điều mà phụ huynh cần lưu ý trước khi tiêm. Việc ghi nhớ các loại vắc-xin, thức ăn bé bị dị ứng nhằm hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng sau tiêm cho bé.

Ngoài ra, phụ huynh vẫn cho bé ăn bình thường nhưng không nên cho trẻ ăn hoặc bú quá no. Ngược lại cũng không được để trẻ đói bởi có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm. Mẹ cũng nên ăn uống đầy để trẻ bú mẹ đủ dinh dưỡng và có sức đề kháng tốt hơn.

Mẹ Cần Lưu Ý Gì Trước Khi Đi Tiêm Phòng Trẻ Sơ Sinh?
Việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cần có sự chuẩn bị tốt từ phía cha mẹ

Vệ sinh thân thể sạch sẽ và mặc đồ thoải mái cho trẻ

Phụ huynh cần vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ để tránh nhiễm trùng sau khi tiêm. Cho trẻ mặc trang phục đơn giản để dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng. Hạn chế mặc cho trẻ những loại vải cứng, bó sát cho bé vì sẽ chạm vào vết tiêm. Nó sẽ gây đau, khó chịu và nhức ở vết tiêm của bé.

Trẻ sau khi tiêm có thể sẽ bị sốt hoặc khó chịu khi có tác động vào cơ thể. Vì vậy việc vệ sinh kĩ các vùng kín như nách, bẹn, sau tai cho bé sẽ giúp bé dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.

Khi tiêm phòng trong những ngày lạnh, bố mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng cần chú ý giữ ấm cơ thể trẻ. Tránh việc để khí lạnh xâm nhập khiến trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

>> Xem thêm: Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Sao Cho Đúng Cách?

Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng trước khi đi tiêm phòng trẻ sơ sinh

Vì sổ và phiếu đã ghi đầy đủ các mũi tiêm mà bé đã được thực hiện trước đây. Nên sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng khi đưa trẻ đi chủng ngừa. Từ đó, bác sĩ tham vấn sẽ hỗ trợ phụ huynh lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu. Như tiêm nhắc nhắc lại, tiêm bù hoặc tiêm thêm cho trẻ.

Khi đưa trẻ đi tiêm chủng, cha mẹ cần mang đầy đủ sổ/phiếu tiêm chủng. Ngoài ra cần thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe trẻ lần tiêm trước đây. Các loại thuốc được dùng lần trước cho bé sử dụng để bác sĩ theo dõi. Từ đó bệnh viện cùng bố mẹ đưa ra lịch tiêm chủng hợp lý, tránh bỏ sót hay nhầm lẫn.

Kết luận

Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như trẻ sốt trên 39,quấy khóc, đỏ quanh chỗ tiêm…Bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để có thể xử lý kịp thời và an toàn cho trẻ. Trên đây là những chia sẻ về các lưu ý cho cha mẹ trước khi đưa trẻ đi tiêm phòng từ Hismart. Hi vọng cha mẹ chuẩn bị thật tốt và tiêm phòng cho trẻ an toàn, hiệu quả!

HISMART – SỮA NEWZELAND KHÔNG DẬY THÌ SỚM

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277

  • Fanpage: https://www.facebook.com/hismart.milk

  • Email: cskh@blh.com.vn

  • Shopee: https://shopee.vn/hismartmilk

  • Lazada: https://www.lazada.vn/shop/hismart-milk-/

  • Sendo: https://www.sendo.vn/shop/hismart-milk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay