Thời điểm giao mùa là lúc các dịch bệnh bùng phát càng mạnh mẽ. Trong đó, những đối tượng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ càng dễ mắc bệnh do sức đề kháng con non yếu. Và chắc chắn không thể bỏ qua bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Vậy mời mẹ cùng theo dõi những thông tin chia sẻ về bệnh này ngay sau đây nhé!
Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Cảm cúm là tình trạng bị nhiễm trùng mũi, họng, phổi do virus gây ra. Bệnh cảm cúm có thể nguy hiểm thậm chí gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Với những trẻ dưới 2 tuổi càng có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng nếu bị cúm. Mỗi năm có khoảng 20.000 người, hầu hết là trẻ dưới 5 tuổi, phải nhập viện vì các biến chứng của bệnh cúm.
Nhiễm trùng cúm thường gặp từ khoảng tháng 10 đến tháng 5. Đây được gọi là “mùa cúm”. Cảm cúm ở trẻ nhỏ thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của cảm mạo thông thường. Vì vậy, việc tìm ra cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh hợp lý mới có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Đặc biệt cần cẩn trọng về loại thuốc đang dùng cho trẻ sơ sinh.
Triệu chứng cảm cúm ở trẻ
Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh chưa biết nói hoặc nói chưa rõ. Vậy nên rất khó để mô tả chính xác những gì các bé cảm nhận về các triệu chứng cảm cúm như đau đầu, đau cơ. Thay vào đó, các bé chỉ có thể biểu hiện qua việc quấy khóc và một số dấu hiệu khác bao gồm:
-
Sốt cao hơn 39°C vàkhông rõ nguyên nhân.
-
Trẻ bị run, ớn lạnh người.
-
Ho khan, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
-
Mệt mỏi cơ thể.
-
Ho kéo dài hơn 2 tuần.
-
Nôn ói hay tiêu chảy là triệu chứng ít phổ hiến hơn.
-
Mắt đỏ.
Một số triệu chứng trầm trọng hơn cha mẹ cần lưu tâm như:
-
Khó thở, thở khò khè, thở dốc (xương sườn co lại sau mỗi nhịp thở)
-
Da xanh xao, tím tái
-
Mất nước nghiêm trọng khiến trẻ tiểu ít, són tiểu và nước tiểu có màu vàng sẫm
-
Trẻ nôn ói liên tục
-
Sốt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi >38 độ C, trẻ trên 3 tuổi sốt >39.5 độ C
-
Các triệu chứng sốt giảm đi nhưng sau đó lại bị sốt cao trở lại
-
Thậm chí ngủ li bì, không thức dậy hoặc mất tương tác khi thức
-
Nếu nhận thấy bé có những dấu hiệu bất thường kể trên, hãy nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh
Điều trị bằng thuốc
Nếu đến thăm khám bác sĩ và bé được chẩn đoán bị cảm cúm. Bé có thể sẽ được kê đơn dùng một số thuốc kháng virus như oseltamivir (Tamiflu), zanamivir (Relenza)… Tác dụng của những loại thuốc này là giúp ngăn chặn virus lây lan rộng trong cơ thể.
Ngoài ra, cha mẹ có thể giảm đau, hạ sốt cho trẻ bằng acetaminophen hoặc ibuprofen dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc aspirin. Vì nó có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Những loại thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong điều trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh. Nguyên nhân bởi cảm cúm là bệnh lây nhiễm do virus gây nên.
Điều trị qua chăm sóc tại nhà
Ngoài cách dùng thuốc điều trị, khâu chăm sóc và hạ sốt tại nhà cho trẻ sơ sinh đúng cách cũng rất quan trọng. Cha mẹ có thể tham khảo cách trị cảm cúm cho trẻ sơ sinh tại nhà sau đây:
-
Bé nên được nghỉ ngơi nhiều để nhanh lấy lại sức. Đây là một việc rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả lớn để trẻ nhanh giảm triệu chứng sốt cao, mệt mỏi.
-
Cha mẹ có thể cân nhắc đến việc sử dụng máy tạo độ ẩm để hỗ trợ bôi trơn đường thở. Đồng thời giúp trẻ giảm dịch nhờn. Và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong việc hô hấp.
-
Cho con tắm nước ấm cũng là cách trị cúm cho trẻ sơ sinh. Bởi nước ấm sẽ giúp hạ nhiệt độ cơ thể tốt hơn.
-
Với những bé sơ sinh thì việc tăng cường cho con bú mẹ là vô cùng cần thiết khi bé bị cảm cúm. Sữa mẹ sẽ cung cấp những kháng thể tuyệt vời để con chống lại bệnh tật.
-
Nhỏ nước muối sinh lý để làm lỏng chất dịch nhầy trong mũi cho các bé. Tránh tuyệt đối không dùng móng tay hay vật dụng nhọn, không sạch sẽ để lấy dịch, gỉ mũi cho con.
-
Cho trẻ phơi nắng sớm để bổ sung vitamin D – loại vitamin rất có ích trong việc tăng cường sức đề kháng.
-
Vệ sinh tay sạch sẽ khi thay tã, lau chùi, tắm rửa cho trẻ.
-
Hạn chế cho người nhà tiếp xúc để tránh lây nhiễm cúm từ trẻ và ngược lại.
-
Mặc quần áo cho trẻ theo từng lớp mỏng. Từ đó dễ dàng hơn cho việc điều chỉnh khi trẻ nóng lạnh thất thường.
-
Người lớn cần đeo khẩu trang để tránh bệnh lây nhiễm cúm.
-
Cho trẻ tiêm phòng vacxin cúm là cách phòng ngừa sớm bệnh cha mẹ nhé!
Trên đây là những thông tin về cách trị cảm cúm ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần hết sức chú ý để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con nhỏ cũng như bản thân mình nhé. Bệnh rất dễ lây nhiễm, vậy nên nếu cả người chăm sóc và bé đều mắc phải thì sức khỏe của cả hai sẽ giảm sút đấy! Hismart hy vọng rằng bài viết này cung cấp nhiều thông tin và hữu ích cho các mẹ. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.
>> Xem thêm: Nhận Biết Và Phòng Bệnh Ho Gà Ở Trẻ Nhỏ