ĐO CHIỀU CAO CÂN NẶNG CỦA TRẺ THẾ NÀO ĐÚNG?

Theo dõi chiều cao và cân nặng của con luôn là một trong những việc quan trọng để ba mẹ có thể theo dõi sự phát triển của con. Vậy làm thế nào để có thể chắc chắn bé đang phát triển bình thường. Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của Hismart Milk nhé.

Cách đo chiều cao, cân nặng chuẩn cho bé

Đối với trẻ dưới 2 tuổi, ba mẹ có thể đưa bé đơn các cơ sở y tế hay bệnh viện để sử dụng thước đo chuyên dụng. Vì ở độ tuổi này, trẻ sẽ được đặt nằm ngửa để đo chiều cao. Khi đo chiều cao, bố mẹ giữ con nằm thẳng mắt hướng lên trần nhà. Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, giai đoạn này trẻ đã đứng vững và có thể đứng thẳng, nên trẻ sẽ được đo bằng thước được gắn cố định lên tường. Lưu ý khi đo, ba mẹ không nên để con đi giày hay dép, để tránh bị sai số đo. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần đảm bảo hai vai, mông, bắp chân, gót chân được áp sát vào tường để số đo được chính xác.

 

 

Có rất nhiều loại cân có thể dùng để đo cân nặng của trẻ: cân treo, cân lòng máng, cân điện tử…. Với cách đo cân nặng của trẻ ba mẹ cần chọn điều chỉnh cân có độ nhạy chính xác. Thông thường độ chia tối thiểu của cân là 0,1 kg. Khi đo cân nặng của bé, ba mẹ cần lưu ý:

  • Chỉnh cân về số 0 hoặc vị trí cân bằng sau mỗi lần đo.
  • Nên cân vào buổi sáng khi trẻ vừa ngủ dậy vì đây là lúc cân nặng chính xác nhất.
  • Khi cân nên bỏ hết những đồ không cần thiết trên người trẻ như mũ, giày dép,… để số đo được chính xác nhất.

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn WHO của bé

Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn theo từng giai đoạn phát triển của trẻ chính là chỉ số để các bậc cha mẹ tham chiếu trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc con của mình. Điều đó giúp đảm bảo mỗi trẻ được phát triển toàn diện theo phương pháp khoa học nhất. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ bố mẹ có thể tìm được ở rất nhiều trang mạng khác nhau. Tuy nhiên, bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn đáng tin cậy nhất là của WHO.

 

 

Trên Bảng chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn WHO có 3 cột chính là cột “Bé trai” ” Tháng tuổi” ” Bé gái”. Ba Mẹ gióng theo hàng “Tháng tuổi” sang cột giới tính của con. Nếu chiều cao và cân nặng đang ở cột

– TB: Đạt chuẩn trung bình

– Dưới -2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi

– Trên +2SD: Thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao)

Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi.

Trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi được xác định suy dinh dưỡng bằng 3 chỉ số:

– Chỉ số cân nặng theo tuổi < -2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 80% so với chuẩn cân nặng trung bình) là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.

– Chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

– Chỉ số cân nặng theo chiều cao < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm).

Trẻ từ 5 – 18 tuổi: Cân nặng (kg) BMI = Chiều cao(m) x Chiều cao(m)

– Khi BMI < – 2SD: trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm.

– Khi chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD (trẻ chỉ đạt ≈ 90% chuẩn trung bình): trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi).

Chỉ số tăng trưởng chiều cao, cân nặng của bé

Trẻ từ giai đoạn từ 0 đến 5 tuổi có những sự phát triển về thể chất vô cùng nhanh. Vì vậy, ba mẹ nên theo dõi sát sao sự thay đổi về chiều cao cũng như cân nặng của con giai đoạn này để có thể dễ dàng nhận ra những thay đổi về nhu cầu ăn uống cũng như sức khỏe của con.

 

 

  • Trẻ mới sinh: Chiều cao trẻ sơ sinh trung bình khoảng 50cm và cân nặng khoảng 3,3kg. Lúc này, chu vi đầu của bé gái khoảng 33,8cm và bé trai khoảng 34,3cm.
  • Chào đời – 4 ngày tuổi: Cân nặng của bé lúc này sẽ giảm khoảng 5 đến 10% lúc mới sinh vì trẻ đã bắt đầu tiểu dịch và nước ra khỏi cơ thể.
  • Từ 5 ngày – 3 tháng tuổi: Đây là giai đoạn tăng cân “thần kỳ” của mỗi bé. Trung bình mỗi ngày, bé sẽ tăng khoảng 15 -28g.
  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Mỗi tuần bé tăng khoảng 225g. Khi bé đạt mốc 6 tháng, cân nặng của bé sẽ gấp đôi so với lúc mới sinh.
  • Trẻ 7 – 12 tháng: Lúc này cân nặng của bé sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Đây là giai đoạn bé tiêu tốn nhiều năng lượng hơn vì bắt đọc học cách vận động như bò, trườn hoặc tập đi. Trước khi tròn 1 tuổi, chiều cao của bé sẽ đạt mốc trung bình khoảng 72 – 76cm và nặng gấp 3 lần so với lúc mới sinh.
  • 1 tuổi (tuổi tập đi): Giai đoạn này, sự phát triển của bé sẽ chậm lại. Tuy nhiên mỗi tháng bé vẫn có thể nặng thêm 225g và chiều cao của bé sẽ tăng khoảng 1,2cm.
  • 2 tuổi: Chiều cao của trẻ lúc này sẽ tăng lên khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg.
  • Trẻ từ 3 – 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Thời điểm này lượng mỡ trên khuôn mặt trẻ đã giảm đi nhiều, chân tay trẻ cũng phát triển hơn. Vì vậy, ba mẹ có thể cảm giác như chiều cao của bé được tăng lên đáng kể.
  • 5 tuổi trở lên: Từ giai đoạn này đến khi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ được phát triển rất nhanh.

Yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao và cân nặng của bé

Vậy những yếu tố nào ảnh hưởng đến chiều cao cũng như cân nặng của trẻ? Có đến 6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ mà chúng ta không nên bỏ qua.

 

 

  • Yếu tố gen di truyền: Theo một nghiên cứu tại Mỹ, chiều cao của trẻ ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền.
  • Dinh dưỡng và môi trường sống: Các yếu tố liên quan đến dinh dưỡng đặc biệt là canxi, cũng như các yếu tố về môi trường như khí hậu, ô nhiễm môi trường… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Từ đó trì hoãn sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ.
  • Các bệnh lý: Đây là yếu tố gây nên những ảnh hưởng tiêu cực trong sự phát triển của trẻ. Những trẻ bị mắc các bệnh mãn tính thường thấp, còi hơn những trẻ không bị bệnh.
  • Chăm sóc, gần gũi của bố mẹ: Yếu tố này không chỉ tác động đến sự phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần của trẻ.
  • Sức khỏe của mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú: Nghiên cứu cho thấy trong thời gian mang bầu, mẹ bầu có sức khỏe tốt và tâm trạng vui vẻ sẽ ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển của em bé trong bụng.
  • Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao: Yếu tố này sẽ giúp ảnh rất tích cực đến hệ xương khớp của trẻ, từ đó trẻ có thể phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Bên cạnh những yếu tố trên, để có thể cải thiện tốt hơn chiều cao của trẻ, bố mẹ có thể cho con bổ sung thêm canxi để kích thích sự phát triển của xương. Tuy nhiên, bố mẹ nên lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp để tránh canxi bị lắng đọng ở các bộ phận khác, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con.

 

 

Sữa Hismart được nhập khẩu nguyên lon từ New Zealand. Hismart chú trọng đến sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ trong năm đầu, bổ sung hàm lượng DHA cao nhằm hoàn thiện và khơi nguồn sáng tạo, trí tuệ cho trẻ. Sản phẩm cũng tuân theo tỷ lệ canxi – photpho của tiêu chuẩn Codex, vốn được các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa khẳng định có ý nghĩa đặc biệt trong phát triển hệ cơ xương của trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, Hismart còn có thành phần 2’FL HMO và Nucleotides có nhiều trong sữa mẹ, giúp trẻ có hệ miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh. Bổ sung hệ dinh dưỡng cân đối với đầy đủ vitamin và dưỡng chất từ Hismart giúp bé và gia đình xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai cao khỏe toàn diện trong tương lai.

 

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay