Hạ Thân Nhiệt Ở Trẻ Em Xử Lý Bằng Cách Nào?

Thời tiết trở lạnh là hàng loạt những nỗi lo có thể ập đến với trẻ nhỏ. Trong đó, có thể kể đến tình trạng hạ thân nhiệt ở trẻ. Bệnh thường đi kèm với hạ đường huyết và nhiễm trùng nghiêm trọng. Vậy cụ thể cách xử trí hạ thân nhiệt ở trẻ em như thế nào? Mời cha mẹ cùng theo dõi ngay bài viết sau đây nhé!

Tổng quan về hạ thân nhiệt ở trẻ em

Cân bằng nhiệt của cơ thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố từ môi trường xung quanh. Trong đó, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh dễ bị mất nhiệt nhanh dẫn đến hạ thân nhiệt. Do tỷ lệ diện tích bề mặt cao so với thể tích, nhất là những trẻ nhẹ cân. Một số cơ chế để cơ thể mất nhiệt bao gồm:

  • Mất nhiệt bức xạ: Tình trạng da trần tiếp xúc với môi trường chứa các vật thể có nhiệt độ thấp hơn.

  • Mất nhiệt do thoát hơi.

  • Mất nhiệt dẫn nhiệt: Trẻ sơ sinh được đặt tiếp xúc với vật thể mát mẻ.

  • Mất nhiệt đối lưu: Một luồng không khí bao quanh mát hơn mang nhiệt ra khỏi cơ thể trẻ.

Với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh có phản ứng trao đổi chất để làm mát. Đó là xả thần kinh giao cảm của norepinephrine trong mỡ nâu (brown fat). Mô mỡ này nằm sau gáy trẻ, xung quanh thận và tuyến thượng thận. Chúng có chức năng thủy phân chất béo, sau đó là oxy hóa hoặc tái este hóa các axit béo được giải phóng.

Các phản ứng này sẽ tạo ra nhiệt giúp mô mỡ nâu truyền nhiệt sang cơ thể trẻ sơ sinh. Phản ứng này làm tăng tốc độ trao đổi chất và tiêu thụ oxy gấp 2 đến 3 lần. Do đó, ở trẻ sơ sinh bị suy hô hấp, trẻ sinh non cũng có thể dẫn đến thiếu oxy mô và tổn thương thần kinh. Với những trẻ nhẹ cân thường có khả năng điều hòa nhiệt độ kém. Vì vậy rất dễ bị giảm nhiệt độ cơ thể.

>> Xem thêm: Hiểu Biết Tiêm Phòng Viêm Gan B Cho Trẻ

Dấu hiệu hạ thân nhiệt ở trẻ em

Hạ Thân Nhiệt Ở Trẻ Em Xử Lý Bằng Cách Nào?
Dấu hiệu hạ thân nhiệt ở trẻ em

Trên thực tế, trẻ nhỏ có mức nhiệt độ cơ thể bình thường là 36.5 đến 37.5 độ C. Khi bị hạ thân nhiệt thì thường có 3 mức độ như sau:

  • Ở mức độ nhẹ là từ 36 độ C – 36,5 độ C.

  • Với mức độ trung bình là từ 32 độ C – 35 độ C.

  • Mức độ nặng là dưới < 32 độ C.

Lúc này, toàn thân trẻ sẽ lạnh, ít vận động, bỏ bú, bỏ ăn, trẻ sơ sinh sẽ khóc yếu. Trường hợp nặng, các bé sẽ có thể có một số biểu hiện khác như:

  • Mặt và các chi đỏ

  • Vùng lưng và các chi cứng bì

  • Hạ huyết áp

  • Hạ đường huyết

  • Nhịp tim nhanh, có thể bị rối loạn nhịp tim

  • Độ bão hoà oxy trong máu giảm

  • Trẻ còn có thể bị suy hô hấp

Nguyên nhân bệnh gây hạ thân nhiệt ở trẻ

Hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:

  • Các yếu tố môi trường

  • Rối loạn của cơ thể làm giảm nhiệt độ. Có thể kể đến như nhiễm trùng huyết, xuất huyết nội sọ.

  • Với trẻ sơ sinh thì các yếu tố tại phòng sinh của cơ sở y tế cũng có thể khiến trẻ sơ sinh hạ thân nhiệt. Ví dụ như sinh nở ở khu vực có nhiệt độ môi trường dưới mức khuyến nghị. Hay do mẹ bị tăng huyết áp, sinh mổ và điểm Apgar thấp…

>> Xem thêm: Thông Tin Quan Trọng Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ Sơ Sinh 2021

Chẩn đoán và điều trị hạ thân nhiệt ở trẻ em

Chẩn đoán

Cha mẹ có thể tự chẩn đoán tại nhà bằng cách dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu nhiệt độ đo ở nách là dưới 35 độ C hoặc không đo được ở nhiệt kế bình thường thì cần nghĩ ngay đến việc trẻ bị hạ thân nhiệt. Khi nhiệt độ trên nhiệt kế quá thấp không thể đọc được, có thể chuyển sang đo ở hậu môn để xác định thân nhiệt của trẻ.

Điều trị hạ thân nhiệt ở trẻ em

  • Trong những trường hợp trẻ bị hạ thân nhiệt do mất nước thì cần được bù nước trước tiên.

  • Sau đó hãy cho trẻ ăn uống đủ chất ngay. Cha mẹ nên cho con ăn thành nhiều bữa nhỏ để tránh bé cảm thấy chướng bụng.

  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt vùng đầu. Không để trẻ chơi hay nằm ở nơi có gió lùa.

  • Theo dõi thân nhiệt của trẻ, đo nhiệt độ hậu môn trẻ mỗi 2 giờ cho đến khi nhiệt độ tăng lên >36,5 độ C. Nếu sử dụng đèn sưởi thì 30 phút đo 1 lần.

  • Đảm bảo trẻ được mặc ấm đầy đủ, nhưng không chọn quần áo quá dày khiến bé khó ngủ. Đặc biệt là vào ban đêm.

  • Cần phải giữ ấm phần đầu, cổ, ngực, chân tay cho trẻ.

  • Kiểm tra tình trạng hạ đường huyết nếu phát hiện trẻ bị hạ thân nhiệt.

  • Hãy cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám khi cần thiết.

Phòng ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ em

Hạ Thân Nhiệt Ở Trẻ Em Xử Lý Bằng Cách Nào?
Cho trẻ mặc ấm để phòng ngừa hạ thân nhiệt ở trẻ em

Để phòng ngừa hạ thân nhiệt, các bậc phụ huynh cần chú ý:

  • Giữ ấm cho trẻ, nhất là các vị trí đầu, cổ, ngực.

  • Cho bé ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo cân nặng đạt chuẩn. Rèn luyện cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, đủ bữa, đa dạng các loại thực phẩm.

  • Thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn cho sức khỏe của trẻ.

  • Đặt giường ngủ của trẻ ở nơi ấm áp, không có gió lùa, hút nhiệt lạnh.

  • Sau khi tắm cần nhanh chóng lau khô, và mặc đồ cho trẻ, tránh làm trẻ lạnh.

  • Thay tã thường xuyên, thay quần áo, giường nếu bị ướt để giữ trẻ luôn khô ráo, không bị nhiễm lạnh.

  • Sử dụng đèn sưởi an toàn, không nên sử dụng chai nước nóng hoặc đèn huỳnh quang cho trẻ.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về hạ thân nhiệt ở trẻ em. Hy vọng cha mẹ có thể nhận biết sớm và có hướng điều trị kịp thời nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay