Cảm lạnh là một loại bệnh thường gặp và không mấy xa lạ gì đối với nhiều trẻ em. Thế nhưng đừng vì vậy mà xem thường căn bệnh này. Vì nó khiến trẻ khó chịu và có thể để lại nhiều biến chứng. Vì vậy, cha mẹ cách nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng của bệnh để tìm ra cách trị và phòng ngừa khi trẻ bị cảm lạnh.
1. Dấu hiệu và triệu chứng trẻ bị cảm lạnh
Cũng có dấu hiệu lâm sàng khá giống với cảm cúm, cảm lạnh sau khi hắt hơi thường xuyên thường có các triệu chứng như:
- Sổ mũi: Mũi xuất hiện dịch đặc, gây khó ngủ cũng như khó chịu khi trẻ đi học. Ban đầu, dịch trong, loãng dễ “hỉ” nhưng nếu không được vệ sinh sạch sẽ để ứ đọng nhiều hoặc bị bội nhiễm vi khuẩn thì dịch có thể trở nên đục, xanh.
- Sốt: Khác với cúm mùa, có thể trẻ bị sốt cao trên 39 độ C thì cảm lạnh thông thường chỉ sốt nhẹ, 38 độ C.
- Viêm long đường hô hấp trên: Trong thời gian từ 1-3 ngày, trẻ sẽ ho và ho có đờm sau đó là các biểu hiệu nghẹt mũi, há miệng để thở, ngủ ngáy.
- Biếng ăn: Do nghẹt mũi và ho nên trẻ sẽ gặp khó khăn trong ăn uống đồng thời, vị giác cũng sẽ thay đổi khẩu vị.
2. Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ nhỏ
Trẻ bị cảm lạnh là do một loại vi-rút gây kích ứng niêm mạc mũi và cổ họng gây ra. Cảm lạnh có thể do hơn 200 loại vi-rút khác nhau gây ra. Nhưng hầu hết cảm lạnh là do virus Rhino gây ra. Virus cảm lạnh có thể lây lan qua:
- Không khí: Nếu một người bị cảm lạnh hắt hơi hoặc ho, một lượng nhỏ vi rút từ đó đi vào không khí. Trẻ khi hít phải không khí này, virus sẽ bám vào bên trong mũi của trẻ, khiến trẻ cảm lạnh.
- Tiếp xúc trực tiếp: Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh. Đó là bởi vì trẻ thường xuyên chạm vào mũi, miệng và mắt sau khi chạm vào người hoặc đồ vật khác. Vì vậy, cha mẹ nên rửa tay cho bé thường xuyên, tránh cho bé tiếp xúc với người khác bị cảm lạnh.
Tất cả trẻ em đều có nguy cơ bị cảm lạnh và dễ bị cảm lạnh hơn người lớn. Dưới đây là một số lý do tại sao:
- Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ không mạnh bằng người lớn khi phải chống chọi với vi trùng lạnh.
- Thời tiết lạnh và khô: Hầu hết các bệnh về đường hô hấp xảy ra vào mùa thu và mùa đông, khi trẻ em ở trong nhà và xung quanh có nhiều vi trùng hơn. Độ ẩm cũng giảm trong mùa này làm cho các lỗ thông trong mũi bị khô hơn và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
- Trường học hoặc nhà trẻ: Đây là những nơi đông người và trẻ thường xuyên sử dụng những vật dụng cá nhân với các bạn khác.
3. Trẻ bị cảm lạnh phải làm sao? Cách trị cảm lạnh cho trẻ ngay tại nhà
Để các triệu chứng nhanh chóng thuyên giảm và các biến chứng khôn xảy đến với con, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: Có thể là nước lọc cũng có thể là sữa, đồ ăn dễ nuốt như cháo, súp.
- Vệ sinh mũi: Để giúp trẻ không bị khó chịu khi ngủ hoặc thở bằng miệng hãy hướng dẫn cho trẻ cách vệ sinh rửa mũi khi bị bệnh bằng cách sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (0.9 %), nước muối biển sâu hoặc có thể lấy mũi cho trẻ bằng khăn giấy sạch cuốn bấc sâu kèn.
- Giảm ho: Các bài thuốc dân gian trị ho có thể áp dụng cho trường hợp này bao gồm: Hoa hồng bạch hấp cách thủy, tắc chưng đường phèn, mật ong, chanh đào ngâm mật ong, mát-xa gan bàn chân bằng dầu nóng…
4. Biện pháp phòng ngừa trẻ em bị cảm lạnh
Cách tốt nhất để nâng cao sức đề kháng là bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Cha mẹ cũng cần lưu ý khi bổ sung vitamin C và kẽm không nên quá nhiều. Cho trẻ uống 3-4 ly nước chanh/ ngày có thể sẽ gây tác dụng ngược. Các nhà khoa học hiện nay chưa biết chắc liệu bổ sung vitamin C hoặc kẽm có thể hạn chế các triệu chứng cảm lạnh trong bao lâu và làm giảm mức độ nghiêm trọng nhưng bất cứ cái gì quá nhiều đều không tốt.
Để tránh bị cảm lạnh, trẻ nên biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trẻ cần rửa tay bằng xà bông trước và sau khi ăn. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày. Trong mùa dịch bệnh, nên hạn chế cho trẻ tới nơi đông người. Giáo dục trẻ khi ho khạc vào khăn giấy sau đó bỏ vào thùng rác.
Xem thêm: Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì
Khi trẻ bị cảm lạnh, mẹ không cần quá lo lắng vì cảm lạnh là bệnh lý bình thường ở trẻ nhỏ. Thực tế cho thấy chưa có loại thuốc nào có thể chữa được cảm lạnh thông thường nên bạn chỉ cần cố gắng làm giảm một vài triệu chứng như nhức mỏi cơ, đau đầu và sốt để giảm bớt khó chịu cho trẻ. Chúc bạn thành công!