Lượng sữa cho bé sơ sinh phù hợp luôn là vấn đề được bố mẹ quan tâm. Liệu con mình đã no chưa? Lượng sữa như thế đã đủ chưa, luôn là nỗi lo lắng của các bậc cha mẹ khi có bé sơ sinh trong nhà. Bố mẹ hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để xoá bỏ đi những lo lắng trên nhé!
1. Lượng sữa theo độ tuổi
Bé sơ sinh không bú nhiều thay vào đó bé sẽ ngủ rất nhiều nên mẹ cũng không cần quá lo lắng bé bị đói hay bị vấn đề bất thường. Kết hợp giấc ngủ và xen kẽ các cữ bú sẽ giúp bé sơ sinh phát triển hiệu quả. Dưới đây là lượng sữa cho bé sơ sinh giai đoạn mới sinh:
1.1 Trong 24 giờ đầu sau sinh
Ngày đầu tiên sau sinh, dạ dày bé chỉ chứa được 5 – 7ml sữa/ mỗi lần ăn. Trung bình bé sẽ bú sữa mẹ 8 lần trong ngày đầu tiên của cuộc đời. Em bé sẽ tỉnh táo nhất vào 1 – 2 giờ sau sinh, vì thế mẹ không nên bỏ lỡ thời điểm này để cho bé bú lần đầu.
1.2 Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi
Sau 2 tuần tuổi, bé cũng dần quen với môi trường xung quanh, dạ dày bé cũng đã ổn định và lớn hơn. Vì thế lượng sữa cho bé sơ sinh cũng tăng dần. Trong tháng đầu tiên, trung bình mỗi ngày bé bú khoảng 8 – 12 lần, mỗi lần cách nhau từ 2 – 3 giờ mỗi cữ. Mẹ nên thức bé dậy và cho bé uống sữa đúng giờ.
Lượng sữa cho bé sơ sinh lý tưởng trong tháng đầu tiên là 45 – 88ml mỗi lần bú. Sang tháng thứ 2 lượng sữa cho bé sẽ tăng dần và đạt ít nhất 118ml mỗi cữ bú.
Tuy nhiên lượng sữa trên chỉ mang tính chất tương đối, nếu thấy bé quấy khóc, đòi ăn mẹ có thể cho bé ăn thêm.
1.3 Lượng sữa cho trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi
Bé 2 tháng tuổi sẽ tiêu hao nhiều năng lượng trong ngày hơn vì thế lượng sữa cũng cần phải được bổ sung nhiều hơn. Lúc này bé có thể tiêu thụ 118 -148ml sữa mỗi lần bú, mỗi lần bú cách nhau 3-4 giờ.
Bước sang tháng thứ 6 của cuộc đời, bé đã biết vận động nhiều hơn, cười đùa nhìn theo người khác. Do đó, lượng sữa cho bé 6 tháng tuổi cũng sẽ thay đổi để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Bé 6 tháng tuổi có thể tiêu thụ 236ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi lần, thời gian giữa các cữ bú cũng sẽ giãn cách lâu hơn.
2. Lượng sữa theo cân nặng
Ngoài cách tính lượng sữa theo ngày, tháng tuổi của bé bố mẹ cũng có thể theo dõi cân nặng của bé để chọn lượng sữa cho bé sơ sinh phù hợp. Bố mẹ hãy cùng tham khảo công thức đơn giản dưới đây nhé.
- Lượng sữa cho bé sơ sinh mỗi ngày(ml/ngày) = Cân nặng của bé x 150ml
Ví dụ: Bé nặng 3kg thì lượng sữa cho bé mỗi ngày sẽ là: 3 x 150 = 450ml
- Lượng sữa cho bé sơ sinh mỗi cữ bú
Để có thể tính lượng sữa cho bé mỗi cứ bú ta phải tính được thể tích dạ dày của bé.
- Thể tích dạ dày(ml) = Cân nặng của bé x 30
Ví dụ: Bé có cân nặng là 3kg thì thể tích dạ dày bé sẽ là: 3 x 30 = 90ml
Sau đó mẹ chỉ cần lấy thể tích dạ dày của bé nhân với ⅔ là sẽ biết được lượng sữa cho cho bé mỗi cữ bú.
- Lượng sữa mỗi cữ bú(ml) = Thể tích dạ dày x ⅔
Ví dụ: Bé có thể tích dạ dày là 90ml thì lượng sữa mỗi cữ: 90 x ⅔ = 60ml sữa/ cữ
Tuy nhiên những công thức trên đây chỉ mang tính tương đối, mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu của bé để tăng giảm lượng sữa cho mỗi bé phù hợp.
3. Dấu hiệu bé bú đủ sữa
Khi lượng sữa cho bé được cung cấp đầy đủ, mẹ có thể nhận biết bé đã no qua một vài dấu hiệu sau đây:
- Bé ngừng bú, quay đầu khỏi ti mẹ, đẩy bầu ngực của mẹ hoặc bình sữa ra xa.
- Bé sẽ dễ bị mất tập trung bởi những thứ xung quanh, bởi vì chưa no bé sẽ rất tập trung khi bú.
- Bé ngậm miệng, lắc đầu, tỏ ý không muốn ăn thêm.
- Ngực của mẹ không còn cảm giác cứng và chảy sữa.
- Giấc ngủ của bé liền mạch: nếu bé ngủ được giấc trên 45 – 60 phút thì đó là tín hiệu tốt cho thấy lượng sữa cho bé đủ cho các hoạt động ngủ, chơi của bé.
- Một đứa bé được khi ăn no sẽ năng động và vui vẻ hơn.
4. Dấu hiệu bé bú chưa đủ sữa
Bú không đủ lượng sữa có thể dẫn đến sút cân, chậm tăng trưởng. Rất khó để biết chính xác lượng sữa mà bé đã bú. Do đó rất nhiều bà mẹ lo lắng liệu không biết con mình đã bú đủ sữa chưa. Dưới đây là một vài dấu hiệu cho mẹ biết bé bú chưa đủ lượng sữa:
4.1 Bé thường xuyên quấy khóc, ngủ không sâu
Khi không được cung cấp đủ năng lượng bé sẽ thấy mệt mỏi và khó chịu. Bé thường xuyên quấy khóc kể cả lúc ngủ lẫn khi vừa thức dậy. Nếu không cung cấp đủ lượng sữa cho bé, bé sẽ có giấc ngủ không sâu, nhanh tỉnh giấc.
4.2 Bé chậm tăng cân
Sau sinh em bé sẽ có sụt cân nhẹ hơn một chút. Nhưng sau đó khoảng 2 tuần em bé sẽ trở lại trọng lượng lúc mới sinh và bắt đầu tăng cân. Đôi khi bé có thể bị ốm, điều này dẫn đến bé bị sụt cân là chuyện bình thường. Tuy nhiên, nếu bé sụt cân quá nhiều mà không tăng cân đều theo thời gian thì tức là bé không được cung cấp đủ lượng sữa.
4.3 Thời gian bé bú quá ngắn hoặc quá dài
Thời gian trung bình mỗi lần bú của bé kéo dài từ 10 – 20 phút. Nếu bé bú quá lâu hoặc quá nhanh ít hơn 10 phút thì có thể bé chưa bú đủ sữa.
4.4 Lượng sữa tiết ra không tăng lên sau nhiều ngày
Những ngày đầu sau sinh, cơ thể người mẹ chưa tiết ra nhiều sữa. Lúc này, đầu vú chỉ mới tiết ra một ít sữa màu vàng đục, gọi là sữa non. Sau đó khoảng 3 – 4 ngày, mẹ sẽ có nhiều sữa hơn và màu sữa chuyển sang màu trắng đục. Tuy nhiên, lượng sữa mẹ không có dấu hiệu tăng lên ở những ngày tiếp theo thì tức là mẹ đã không được cung cấp đủ lượng sữa cho bé.
4.5 Số tã ướt, tã bẩn ít
Mẹ có xác định bé không bú đủ sữa bằng việc đếm số lượng tã ướt, tã bẩn mỗi ngày.
- 1 – 2 ngày đầu tiên: 1 – 2 chiếc tã ướt/ ngày.
- 2 – 6 ngày: 5 – 6 chiếc tã ướt/ ngày.
- Sau ngày thứ 6: 6 – 8 chiếc tã ướt/ ngày.
- Sau tuần thứ 6: 6 – 8 tã ướt/ngày, phân mềm màu vàng nâu.
Nếu số lượng tã ít hơn ở trên thì rất có thể bé đang bú chưa đủ sữa
4.6 Nước tiểu màu vàng đục, nặng mùi
Mẹ cũng có thể nhận ra bé chưa bú đủ sữa dựa trên màu sắc và mùi nước tiểu. Khi bé không bú đủ sữa, nước tiểu thường sẽ có màu vàng, nặng mùi.
Khi nhận ra bé không bú đủ sữa qua những dấu hiệu trên, mẹ có thể tìm gặp chuyên gia, hoặc bác sĩ để được tư vấn về những biện pháp giúp tăng lượng sữa cho bé mỗi ngày.
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Hy vọng với bài viết trên mẹ đã có thể biết được lượng sữa cho bé phù hợp. Tuy nhiên, lượng sữa trên cũng chỉ mang tính chất tương đối, nhu cầu của mỗi bé là khác nhau, mẹ nên tuỳ chỉnh để có lượng sữa phù hợp nhất cho bé. Chúc bé ngày càng khoẻ mạnh và phát triển!