Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ em vẫn cần bổ sung thêm một số vitamin thiết yếu để con được phát triển toàn diện. Hãy cùng Hismart đi tìm hiểu thêm về những vitamin mà cha mẹ phải bổ sung để tăng đề kháng cho trẻ nhé!
Các loại vitamin thiết yếu cho trẻ
Trong quá trình phát triển của trẻ tuy đã được bổ sung các vitamin dưỡng chất từ sữa mẹ và sữa công thức nhưng trẻ vẫn còn thiếu một số chất dinh dưỡng để hỗ trợ bé phát triển toàn diện hơn. Vậy trẻ cần bổ sung những Vitamin? Cha mẹ hãy tham khảo thêm các chất sau:
Vitamin A
Vitamin A có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vitamin A có tác dụng hỗ trợ cho thị lực, phát triển xương, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và bảo vệ da cho trẻ. Ngoài ra, vitamin A còn có tác dụng giúp duy trì chức năng miễn dịch và tham gia vào quá trình phát triển của thai nhi.
Vitamin A có hai dạng chính là retinol và beta-caroten. Retinol được tìm thấy trong gan, sữa và trứng. Trong khi beta-caroten là một hợp chất được tìm thấy trong thực phẩm giàu chất xơ tốt cho đường tiêu hóa của trẻ như rau xanh, cà rốt, bí đỏ và trái cây có màu cam. Trong cơ thể, beta-caroten có thể được chuyển hóa thành retinol. Trẻ có thể được bổ sung vitamin A bằng cách uống hoặc ăn các loại thực phẩm.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc tiêu thụ quá nhiều vitamin A có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe cho trẻ. Các triệu chứng điển hình như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, Mẹ cần xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho bé, tránh cho trẻ sử dụng quá liều vitamin A từ các nguồn thực phẩm giàu dưỡng chất này.
Vậy mẹ có biết vitamin A có trong thực phẩm nào? Mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày cho con các loại thực phẩm sau:
- Gan động vật (đặc biệt là gan bò)
- Cà rốt
- Rau muống
- Khoai lang
- Bơ
- Hạt điều
- Trứng
- Thịt gà
- Táo
- Đậu phộng
- Bí đỏ
- Cải bó xôi
- Sữa tươi
- Cá hồi
- Măng tây
Vitamin C
Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, là một loại vitamin quan trọng trong cơ thể giúp hỗ trợ miễn dịch và bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do gây hại. Ngoài ra, vitamin C còn giúp cải thiện quá trình hấp thụ sắt trong cơ thể, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Vitamin C giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng, duy trì sự đàn hồi và sức mạnh của xương, răng và mô liên kết cho trẻ.
Vitamin C không được tổng hợp trong cơ thể, do đó mẹ cần bổ sung từ nguồn thực phẩm hoặc các sản phẩm chứa vitamin C để đảm bảo cung cấp đủ lượng vitamin C cho cơ thể bé.
Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin C mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ:
- Cam, chanh, quýt
- Dâu tây, mâm xôi, việt quất
- Xoài, dứa, chuối, kiwi
- Ổi, quả hồng, táo, nho
- Cải xanh, bông cải xanh, bắp cải
- Rau cải thìa, rau bina, rau chân vịt, cải xoăn
- Ớt, cà chua, đậu hà lan
- Hành tây, tỏi, củ cải đường
- Ngô, lúa mì, lúa mạch, yến mạch
- Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều, hạt chia, hạt lanh
Vitamin K
Vitamin K được biết đến với vai trò là một khoáng chất giúp quá trình đông máu của bé diễn ra bình thường, tránh được các nguy cơ như sỏi thận, xuất huyết gốc rốn, viêm màng não và xuất huyết não. Ngoài ra, chất này còn hỗ trợ quá trình hấp thu canxi và vitamin D của trẻ giúp cho bé được cứng cáp, khỏe mạnh và phát triển chiều cao.
Thiếu vitamin K khiến trẻ tăng cao các nguy cơ bị dị tật về mặt, mũi, ống thần kinh, ngón tay, xương,… Trẻ sẽ trở nên chậm chạp, ảnh hưởng xấu đến khả năng tư duy. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra và bổ sung cho con. Chúng ta có thể tìm thấy Vitamin K trong rất nhiều loại thực phẩm như: bắp cải, cải xoăn, măng tây, bơ, trứng,….
Vitamin K gồm 3 loại:
- Vitamin K1: Hay còn gọi là Phytonadione, đây là chất được sinh ra trong nhiều loại rau xanh và quá trình tự tổng hợp. Thiếu vitamin K1 trẻ sẽ dễ bị bầm tím, xuất huyết.
- Vitamin K2: Đây là một loại rất hiếm có trong chế độ ăn. Hai loại vitamin K2 quan trọng nhất là MK4 và MK7. Vitamin K2 xuất hiện nhiều trong những thực phẩm lên men và protein đến từ động vật. Thiếu vitamin K2 có thể khiến trẻ tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
- Vitamin K3: Đây là một loại vitamin nhân tạo các tác dụng đông máu gấp 2 lần vitamin K1 và K2.
Đa phần, lúc trẻ mới sinh ra sẽ có rất ít Vitamin K trong cơ thể và trong sữa mẹ cũng không đủ vitamin K. Chính vì thế mà các chuyên gia y tế khuyến nghị bắt buộc phải tiêm tiêm vitamin K cho bé trong vòng 24h sau sinh.
Vitamin B12
Vitamin B12 hay còn gọi là Cobalamin, có nhiệm vụ giữ gìn các tế bào máu và dây thần kinh của cơ thể khỏe mạnh. Đồng thời, chúng còn tạo ra DNA và góp phần vào quá trình phân tách tế bào. Nếu như duy trì nồng độ vitamin B12 ổn định có thể tránh được tình trạng loãng xương, có tác dụng giúp xương cứng cáp, chắc khỏe.
Ngược lại thiếu B12, trẻ có thể gặp phải tình trạng suy giảm chức năng não bộ, tự kỷ và gặp khó khăn trong việc nghe, nói, đọc hiểu. Bên cạnh các tình trạng trên, thiếu vitamin B12 còn khiến cho bé bị còi cọc, ốm yếu và thiếu máu.
Loại vitamin này tập trung chủ yếu ở gan động vật, hải sản và các chế phẩm từ sữa,.. cha mẹ có thể bổ sung cho các con qua bữa ăn hàng ngày. Tùy theo độ tuổi mà trẻ sẽ có nhu cầu về lượng như sau:
Tuổi | Lượng vitamin B12 cần bổ sung/ ngày |
Dưới 6 tháng tuổi | 0,4 mcg |
Từ 7 – 12 tháng tuổi | 0,5 mcg |
Từ 1 – 3 tuổi | 0,9 mcg |
Từ 4 – 8 tuổi | 1,2 mcg |
Từ 9 – 13 tuổi | 1,8 mcg |
14 tuổi trở lên | 2,4 mcg |
Vitamin D
Vitamin D được biết đến rộng rãi và quan tâm nhất. Công dụng của vitamin D là ngăn người nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé hạn chế bị ốm vặt. Bên cạnh đó, vitamin D còn đóng vai trò vô cùng quan trọng cho quá trình mọc răng và phát triển chiều cao của trẻ. Thiếu vitamin D, trẻ dễ bị còi xương, chậm lớn, suy thận, làm tăng nguy cơ tiểu đường và nhiễm trùng đường hô h
Vào năm 2008, Học viện Nhi Hoa Kỳ đã khuyến cáo trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần khoảng từ 200 – 400 IU vitamin D/ ngày. Tuy nhiên, theo điều tra thống kê tính đến nay chỉ có 5 – 13% trẻ sơ sinh bú mẹ và 20 – 37% trẻ dùng sữa công thức là nạp đủ dinh dưỡng theo khuyến nghị.
Nếu chỉ cho trẻ bú sữa mẹ trong suốt 24 tháng thì trẻ sẽ bị thiếu hụt canxi, vì vậy từ tháng thứ 6 trở đi mẹ có thể cho con dùng thêm sữa công thức kết hợp với chế độ ăn dặm với các thực phẩm giàu vitamin D như: trứng cá, các chế phẩm từ đậu nành,… và không quên cho con tắm nắng sớm 5 – 15 phút/ ngày để con được cứng cáp, khỏe mạnh.
Sắt
Sắt là một chất dinh dưỡng rất quan trọng cho trẻ sơ sinh bú mẹ. Sắt đi vào trong cơ thể đảm nhiệm vai trò tạo ra các hồng cầu lưu thông oxy đi khắp cơ thể, giúp tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Không những thế, chất sắt còn giúp cho cơ bắp của chúng ta trở nên săn chắc; tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện trí nhớ.
Thiếu sắt ở trẻ em diễn ra khá phổ biến do sữa mẹ chứa sắt nhưng không đủ. Thiếu sắt trẻ sẽ có nguy cơ bị thiếu máu do không có đủ sắt tuần hoàn máu, dễ bị nhức mỏi và nhận thức bị chậm. Vì vậy, từ 6 tháng tuổi trở đi mẹ có thể cho con ăn dặm với các thực phẩm chứa sắt hoặc cho con dùng sữa bột để bổ sung. Tuy nhiên mẹ cần chú ý, chỉ bổ sung sắt cho bé dưới dạng lỏng là 1mg/kg/ngày.
Khi nào cần bổ sung vitamin cho bé
Các bậc phụ huynh thường lo ngại về vấn đề con bị thiếu chất mà không biết với tình trạng sức khỏe của con mình có cần phải bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng không? Nếu như cơ thể của bé khỏe mạnh, chiều cao và cân nặng tăng ở mức ổn định theo tiêu chuẩn thì cha mẹ chỉ cần cho con ăn uống đầy đủ và tích cực ăn thêm rau trong bữa ăn. Mặt khác, với những trường hợp dưới đây, cha mẹ nên chú trọng bổ sung vitamin cho bé, cụ thể như:
Khi trẻ bị ốm
Khi trẻ mắc bệnh thường sẽ không có khẩu vị, lười ăn. Nhưng để nhanh khỏi bệnh, cân có vitamin tăng đề kháng cho bé. Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để xác định được đúng loại vitamin bé cần để bổ sung.
Trẻ biếng ăn lâu ngày
Việc trẻ có biểu hiện lười ăn trong thời gian dài dễ dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch bị suy yếu. Với những trẻ đang trong chế độ ăn dặm kết hợp với bú sữa mẹ, cha mẹ chú ý không nên cho con ăn quá nhiều tinh bột làm bé khó tiêu, nên cho bé ăn thêm các loại trái cây và rau xanh. Đồng thời, cha mẹ cũng cần theo dõi chiều cao, cân nặng của con để xin ý kiến chuyên gia về việc bổ sung vitamin tổng hợp cho bé.
Một số trường hợp trẻ em có nguy cơ về dinh dưỡng như:
- Trẻ sống trong môi trường không đầy đủ
- Trẻ có chế độ ăn không cân đối
- Trẻ chậm phát triển
- Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Trẻ đang có bệnh mãn tính làm ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thu dưỡng chất.
Nhìn chung, các cha mẹ không cần quá sốt sắng bổ sung vitamin cho bé. Quá nhiều khoáng chất và vitamin đều không tốt cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nhi trước khi có quyết định bổ sung thêm vitamin cho bé.
Các lưu ý khi bổ sung vitamin cho bé
Để trẻ hấp thu tốt các vitamin và khoáng chất được nạp vào cơ thể, cha mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
Cho bé đi khám sức khỏe định kỳ
- Cha mẹ cần đưa con đi khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/ lần để theo dõi được kết quả của quá trình bổ sung dinh dưỡng và phát hiện những nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn và loại bỏ.
Chế độ dinh dưỡng
- Trẻ nhỏ cần có một chế độ ăn đầy đủ các chất thiết yếu như: tinh bột, vitamin, chất béo và protein. Cơ thể bé không thể tự tổng hợp được vitamin. Vì vậy, cha mẹ cần bổ sung cả rau xanh và trái cây trong các bữa ăn của trẻ.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi bổ sung vitamin
- Khi dùng vitamin dạng viên hoặc dạng dung dịch cha mẹ cần chú ý đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu sử dụng quá liều có thể khiến bé bị ngộ độc.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc về các loại chất thiết yếu dành cho trẻ. Vitamin giúp tăng đề kháng và hỗ trợ bé phát triển toàn diện khi chúng ta dùng đúng cách và đúng quy định. Hismart hy vọng rằng bài viết này cung cấp nhiều thông tin và hữu ích cho các mẹ. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.