Các Mốc Phát Triển Của Trẻ Trong 6 Tháng Đầu Đời

Theo dõi quá trình phát triển của con là một trải nghiệm vô cùng thiêng liêng liêng và hành phúc. Mỗi giai đoạn của con đều quan trọng. Và từ đó giúp cha mẹ đánh giá được con có đang phát triển bình thường không. Vậy cha mẹ đã biết các cột mốc đáng nhớ đầu đời của con là gì chưa? Hãy cùng khám phá các mốc phát triển của trẻ 0 – 6 tháng tuổi qua bài viết sau đây nhé!

Các mốc phát triển của trẻ khi tròn 1 tháng tuổi

Thời gian trôi qua thật nhanh khi cha mẹ đã trải nghiệm 1 tháng đầu đời cùng con yêu. Những đổi thay từng ngay chắc hẳn cha mẹ cũng cảm nhận rõ. Giai đoạn tròn 1 tháng tuổi mẹ đã đã có thể thấy bé có những biểu hiện sau:

  • Về cơ bản, phần lớn thời gian em bé vẫn ngủ trừ khi bú mẹ. Nếu mẹ quan sát kỹ, sẽ thấy đầu bé vẫn có xu hướng nghiêng sang một bên khi ở tư thế nằm.

  • Tay chân của bé sẽ cử động từng hồi, và cánh tay thường hoạt động nhiều hơn.

  • Đầu vẫn thả lỏng, cổ chưa cứng cáp nhưng bé có cố ngóc đầu dậy một chút.

  • Bé 1 tháng tuổi có thể dõi theo chuyển động chậm của vật thể. Đặc biệt là với những vật thể trong tầm nhìn từ 6 đến 10cm. Bé cũng sẽ chuyển hướng mắt về phía nguồn phát ra âm thanh như giọng nói hay âm nhạc.

  • Ở giai đoạn này, khi bú và chơi, bé thường quan sát và cười mỉm như một cách giao tiếp với mọi vật xung quanh.

Bé 1 tháng tuổi

Các mốc phát triển của bé 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ có những dấu hiệu sau:

  • Trẻ đã có thể tự giữ đầu ở tầm thấp và các chi cử động nhịp nhàng hơn.

  • Hai tay bé có thể di chuyển từ bên hông ra giữa bụng, đá chân xen kẽ hoặc đôi khi nâng chân lên cùng lúc.

  • Khi nằm sấp được đặt nằm sấp, bé có thể tì ngực và nâng cao đầu. Hai tay sẽ đưa ra trước để đỡ ngực khi nằm sấp.

  • Khả năng thị giác của trẻ 3 tháng tuổi cũng tăng lên, đặc biệt là đối với người/vật ở gần. Bé sẽ bị thu hút và chăm chú quan sát khi thấy người/vật xung quanh chuyển động.

  • Bé thích tắm mát và vẫy đạp khi chạm vào nước. Bé cũng thích thú hơn với các hoạt động được chăm sóc thường ngày.

  • Bé giao tiếp bằng cách cười đáp lại, cất giọng với những âm thanh như “coos” và “gaas”. Đồng thời quay đầu về hướng về phía phát ra âm thanh.

Bé ngóc đầu dậy khi được 3 tháng tuổi

Các mốc phát triển của trẻ khi được 6 tháng tuổi

Lại một cột mốc phát triển quan trọng của trẻ mới chính là khi bé được 6 tháng tuổi. Bé sẽ có những biểu hiện và hành động như:</p.

  • Biết ngẩng đầu nhìn chân khi nằm, nhấc chân lên và dùng tay nắm lấy bàn chân. Cơ thể trẻ nhỏ rất dẻo dai vì vậy những hoạt động người lớn khó làm được thì bé 6 tháng lại có thể làm như vậy. Thật thú vị phải không mẹ!

  • Trẻ bắt đầu tập ngồi và điều chỉnh tư thế thẳng đầu. Thời gian ngồi có thể kéo trong giây lát hoặc lâu hơn nếu được chống đỡ. Khi được ngồi dậy, bé sẽ quay đầu qua 2 bên để quan sát thế giới xung quanh.

  • Khi nằm sấp, bé sẽ tự đỡ mình trên cánh tay và 2 lòng bàn tay có thể duỗi thẳng mà không còn nắm chặt, gồng mình như trước.

  • Khi được giữ ở tư thế đứng, đầu gối bé sẽ hơi chùng xuống.

  • Bé thường tập trung vào các vật thể nhỏ khoảng 6 đến 12 cm. Và bé có xu hướng vươn ra nắm lấy chúng bằng cả hai tay. Đặc biệt bé thường đưa mọi thứ vào miệng như để “thưởng thức” chúng.

  • Ở giai đoạn này, em bé có vốn âm thanh rộng hơn. Bé sẽ phát ra nhiều âm thanh, âm tiết mới lạ như: “da da”, “ba ba”, cười khúc khích, kêu to khi chơi và hét lên khi khó chịu. Bé đã có thể nhận ra giọng nói quen thuộc từ những người thường xuyên gần gũi bé.

  • Bé bắt đầu bắt chước âm thanh đơn giản nghe được từ người lớn.

  • Bé sẽ bện hơi mẹ mình hơn và bắt đầu sợ người lạ.

Bé 6 tháng tuổi bắt đầu tập ăn dặm.

Dấu hiệu mẹ đặc biệt chú ý khi bé được 6 tháng tuổi

Bên cạnh những cử chỉ, hành động trên, bé 6 tháng tuổi còn có sự thay đổi vượt bậc như

  • Giai đoạn này, bé sẽ bắt đầu mọc răng răng cửa giữa, thường xuyên chảy nước dãi.

  • Và bé có thể tập ăn dặm với những loại thực phẩm dạng lỏng sánh, xay nhuyễn hoặc nghiền nát. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng nhỏ. Bởi nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong giai đoạn này vẫn là sữa mẹ và sữa công thức. Bởi sữa ở dạng lỏng, các thành phần cũng giúp hệ tiêu hóa bé dễ hấp thu hơn.

Kết luận

Trên đây là chi tiết các mốc phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Hy vọng, con yêu của các mẹ cũng có những dấu hiệu này để mẹ an tâm khi con phát triển bình thường. Mẹ đừng quên theo dõi Hismart để biết thêm nhiều cột mốc đáng nhớ khác của con yêu nhé!

HISMART – SỮA NEWZELAND KHÔNG DẬY THÌ SỚM

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277

  • Fanpage: https://www.facebook.com/hismart.milk

  • Email: cskh@blh.com.vn

  • Shopee: https://shopee.vn/hismartmilk

  • Lazada: https://www.lazada.vn/shop/hismart-milk-/

  • Sendo: https://www.sendo.vn/shop/hismart-milk

Bạn có câu hỏi? Hãy để lại thông tin, Hismart sẽ liên hệ tư vấn MIỄN PHÍ cho bạn

    Developed by Tiepthitute
    Bản đồ
    Facebook Messenger
    Chat với chúng tôi qua Zalo
    Gọi ngay