Bệnh ho gà là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp gây nguy hiểm nhất là trẻ sơ sinh. Tìm hiểu để chủ động phát hiện, điều trị bệnh sớm tránh biến chứng và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Trường hợp điển hình bệnh ho gà với các biểu hiện đặc trưng, có biến chứng viêm phổi ở trẻ nhỏ. Với mức độ nguy hiểm của bệnh, Hismart xin chia sẻ thông tin cơ bản qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu thông tin về bệnh ho gà
Ho gà là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Khi tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh, căn bệnh rất dễ lây nhiễm sang người khác hoặc trong môi trường không khí có chứa vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên theo thống kê thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hai đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất. Tác nhân gây bệnh Bordetella pertussis, dạng trực khuẩn có hai đầu nhỏ, không di động. Là vi khuẩn gram (-), có kích thước nhỏ nhất và vi khuẩn này có sức đề kháng rất yếu, sẽ bị chết trong vòng 1 giờ.
Nguyên nhân mắc bệnh
Thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở họng bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, niêm mạc mũi khi hắt hơi, ho của người bệnh. Bệnh ho gà rất dễ lây lan khi trẻ ở cùng một không gian hẹp với người mang mầm bệnh.
Bệnh ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Giai đoạn đầu, bệnh thường có triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường như sốt nhẹ, hắt hơi, ho, sổ mũi,… Sau khoảng 1-2 tuần triệu chứng bệnh ở trẻ sẽ nặng hơn và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh gây khó thở, suy hô hấp và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh
Theo thống kê y khoa, có đến 50% trẻ em trẻ dưới 1 tuổi bị mắc bệnh ho gà phải nằm viện để tiến hành điều trị. Trong đó, cứ 100 trẻ lại có 1 trẻ bị tử vong do ho gà, khoảng 25% bệnh chuyển biến nặng và chuyển biến sang viêm phổi.
Nếu không được tiến hành điều trị ho gà ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sớm có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như:
-
Suy hô hấp, viêm phổi, thiếu oxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong.
-
Biến chứng thần kinh như co giật, liệt chi, liệt nửa người và mất ngôn ngữ do xuất huyết hoặc xung huyết não.
-
Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các biến chứng khác như loét hàm lưỡi, vỡ phế nang, sa trực tràng, lồng ruột, tràn khí màng phổi và nguy hiểm nhất là chảy máu nội sọ.
Biểu hiện bệnh ho gà ở trẻ
Các cơ quan khác nằm trong hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh, vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể. Nó sẽ làm tổn thương phổi và tấn công vào của trẻ gây ra các triệu chứng như:
1. Khi bệnh mới phát triển sẽ có các dấu hiệu khá giống với những bệnh cảm cúm thông thường khiến cha mẹ đôi khi không biết cách phân biệt ho gà và các bệnh hô hấp khác như chảy nước mũi, ho, sốt nhẹ và khó thở.
2. Giai đoạn kịch phát cơn ho kéo dài, xuất hiện một cách tự nhiên, đôi khi có thể xảy ra do một kích thích nhỏ. Trẻ ho rũ rượi, mặt đỏ, khi hít thở sẽ xuất hiện tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà, nôn ra nhiều đờm, đặc quánh.
Đặc biệt ở trẻ sơ sinh giữa các cơn ho, thông thường trẻ nhỏ có những cơn ngừng thở ngắn. Trong giai đoạn này còn thấy một số dấu hiệu như xuất huyết kết mạc mắt hay bầm tím quanh mi mắt dưới.
3. Giai đoạn hồi phục cơn ho ngắn lại, số cơn giảm nhưng còn có thể tồn tại trong vài tuần. Thường xuất hiện một cách liên tục cơn ho gà có tốc độ ngày càng nhanh, tình trạng này diễn ra khá phổ biến vào ban đêm.
Phương pháp điều trị và phòng ngừa ho gà ở trẻ
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với quá nhiều ngườiKhi phát hiện trẻ bị bệnh mẹ nên cách ly trẻ, tránh tình trạng bệnh lây lan sang người khác. Nếu không bị tím mặt khi ho, thì có thể tiến hành điều trị nội trú với những trẻ dưới 1 tuổi xuất hiện các triệu chứng nhẹ.
Điều trị cho trẻ các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về khi không có chỉ định của bác sĩ. Đưa trẻ đến các cơ sở uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn kháng sinh để điều trị cho bé nhằm loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.
Sử dụng kháng sinh trước khi cơn ho xuất hiện. Đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng điều trị sớm ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên là rất quan trọng. Một số trường hợp nặng trẻ có thể xuất hiện co giật có thể dùng các thuốc chống co giật như: phenobarbital, seduxen…
Nếu trẻ vẫn đang bú sữa mẹ thì để bé bú bình thường. Đối với trẻ ở giai đoạn ăn dặm và trẻ lớn thì cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nhiều bữa nhỏ trong ngày. Sau mỗi cơn ho dùng khăn mềm sạch thấm nước muối ấm để vệ sinh miệng cho trẻ.
Phòng ngừa bệnh ho gà ở trẻ
Để phòng chống bệnh ho gà, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
-
Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà, uốn ván – DTP hoặc vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu,virut viêm gan B đầy đủ, đúng lịch.
-
Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ sinh thân thể và cho trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
-
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh ho gà trẻ phải nghỉ học, cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nếu mẹ còn thắc mắc gì về sức khỏe của trẻ thì hãy để lại thông tin để được tư vấn thêm nhé! Hismart với thành phần tự nhiên với nguyên liệu 100% từ New Zealand đồng hành cùng mẹ, chăm sóc bé yêu phát triển theo cách tự nhiên nhất. Hismart luôn cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.
Đọc thêm: Các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em và cách phòng ngừa
Đọc thêm: Viêm Amidan ở trẻ và những điều cần biết