Đề Phòng Viêm Tiểu Phế Quản Ở Trẻ Khi Trời Lạnh

Vào mùa đông, thời tiết lạnh là lúc các bệnh hô hấp ở trẻ tăng nhanh chóng. Trong đó không thể bỏ qua bệnh viêm tiểu phế quản. Đây là một bệnh ho hấp cấp tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ khi sức đề kháng kém, tần suất nhập viện cao. Bệnh dễ bị tái phát nhiều lần và gây biến chứng nguy hiểm. Vậy những biểu hiện cách điều trị, phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ ra sao? Các mẹ đọc ngay bài viết sau đây nhé!

Viêm tiểu phế quản ở trẻ là bệnh gì?

Đề Phòng Viêm Tiểu Phế Quản Ở Trẻ Khi Trời Lạnh
Viêm tiểu phế quản ở trẻ là bệnh gì?

Viêm tiểu phế quản là một bệnh viêm nhiễm cấp tính các phế quản kích thước nhỏ, đường kính dưới 2mm.

Tác nhân gây bệnh ở trẻ thường là do virus như virus hợp bào hô hấp VRS. Nguyên nhân này chiếm từ 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh và có khả năng lây lan rất mạnh trở thành dịch. Đây cùng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ phải nhập viện điều trị. Tác nhân thứ 2 chính là virus cúm và á cúm, chiếm khoảng 25% số trẻ bị bệnh. Ngoài ra còn có Adenovirus với 10% số ca mắc.

>> Xem thêm: Phòng Bệnh Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào

Đối tượng trẻ dễ mức bệnh viêm tiểu phế quản

Đối tượng trẻ dưới 2 tuổi là dễ mắc bệnh nhất. Đặc biệt là trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi thường bị mắc bệnh với tần suất cao hơn. Thành các tiểu phế quản không có sụn mà chỉ có cơ trơn. Vậy nên dễ bị co thắt và xẹp lại khi bị viêm nhiễm. Sau đó chúng sẽ sưng phù, tiết nhiều dịch làm hẹp đường thở của trẻ, thậm chí gây tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ xuất hiện cơn khò khè, khó thở và nặng hơn là thiếu ôxy hô hấp.

Những trẻ sống trong khu vực có dịch viêm đường hô hấp trên hay dịch cúm thì tỷ lệ lây nhiễm sẽ cao hơn. Hay những trẻ bị viêm amidan, viêm mũi họng, viêm V.A, trẻ bị tim – phổi bẩm sinh… Đây đều là những trẻ dễ bị mắc bệnh nhất. Hoặc trong điều kiện môi trường sống bị ô nhiễm, khói bụi. Hoặc đơn giản như khi thời tiết trở lạnh, tiểu phế quản trẻ cũng dễ bị viêm nhiễm hơn.

Những biểu hiện bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như:

  • Trẻ bị ho, chảy nước mũi dịch trong.

  • Sốt vừa hoặc có thẻ sốt cao.

  • Sau 3 – 5 ngày khởi phát, trẻ sẽ ho tăng lên, thở khó, thở rít. Trường hợp nặng có thể thấy trẻ tím tái, thậm chí ngừng thở.

  • Khi khám bệnh sẽ thấy nhịp thở của trẻ nhanh, thở rên, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, lồng ngực bị rút lõm.

  • Trẻ gặp khó khăn khi thở nên sẽ quấy khóc, bỏ bú.

  • Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ có triệu chứng tương tự như hen suyễn.

  • Giai đoạn thở khò khè sẽ kéo dài khoảng 7 ngày. Và ho giảm dần trong khoảng 14 ngày rồi khỏi hẳn nếu được chăm sóc đúng cách. Một số trường hợp ho sẽ kéo dài trong nhiều tuần.

Cách phòng ngừa viêm tiểu phế quản ở trẻ

Biến chứng của bệnh viêm tiểu phế quản nếu không được điều trị rất khó lường. Trẻ có thể bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi, xẹp phổi, thậm chí là tử vong. Nếu tái phát nhiều lần có thể dẫn tới hen phế quản về sau. Với những trẻ sinh non, nhẹ cân, dưới 3 tháng tuổi, hệ miễn dịch kém thì biến chứng càng nghiêm tọng.

Vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý đer phòng ngừa cho đúng cách:

  • Cho trẻ bú ngay từ khi mới sinh và cố gắng duy trì đến năm 2 tuổi.

  • Cho trẻ ăn dặm đủ chất, uống đủ nước.

  • Tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch.

  • Giữ môi trường xung quanh trong lành, không khói bụi.

  • Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên tránh lây lan bệnh. Đặc biệt là chú ý vệ sinh tai, mũi, họng cho bé.

  • Không trẻ để trẻ tiếp xúc gần người bệnh.

  • Khi trẻ có biểu hiện ho kéo dài, sốt, sổ mũi, bú kém, bỏ bú… Cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Bệnh Cúm Mùa Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Thế Nào?

Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản

Đề Phòng Viêm Tiểu Phế Quản Ở Trẻ Khi Trời Lạnh
Chăm sóc trẻ bị viêm tiểu phế quản

Trong trường hợp trẻ chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ, không có yếu tố nguy cơ thì có thể chăm sóc ngay tại nhà. Mẹ vẫn tiếp tục cho bé ăn uống đầy đủ. Đồng thời bổ sung nước, rửa mũi để bé dễ thở hơn bằng nước muối sinh lý. Mẹ có thể dùng mật ong hấp với quất non hoặc mật ong hấp lá hẹ cho bé sử dụng.

Khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh, mẹ nên giữ ấm cho trẻ cẩn thận. Nhất là vùng cổ, tai, mũi, bàn tay, chân, tránh để trẻ nhiễm lạnh và tạo điều kiện cho virus tấn công.

Trường hợp trẻ xuất hiện triệu chứng khó thở, tím tái cần cho trẻ nhập viện ngay lập tức. Với những trẻ sinh non, bị bệnh nền càng cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Và tránh trẻ tiến triển xấu. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ. Bởi mẹ có thể nhầm lẫn triệu chứng với nhiều bệnh khác. Từ đó dùng sai thuốc khiến trẻ bị bệnh nặng hơn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ. Hy vọng mẹ đã nắm được mức độ nguy hiểm của bệnh. Từ đó, có cách chăm sóc, phòng ngừa hợp lý nhất cho trẻ nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay