Sốt Phát Ban Ở Trẻ: Chăm Sóc Và Điều Trị Đúng Cách

Sốt phát ban là một bệnh không quá phức tạp và hoàn toàn có thể chăm sóc, điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu cha mẹ thực hiện sai cách có thể dẫn tới những nguy hiểm không đáng có ở trẻ. Vậy để tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh sốt phát ban ở trẻ, mời cha mẹ cùng theo dõi những chia sẻ sau đây nhé!

Sốt phát ban ở trẻ là gì?

Sốt Phát Ban Ở Trẻ: Chăm Sóc Và Điều Trị Đúng Cách
Sốt phát ban ở trẻ là gì?

Bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ nhỏ là do một số loại virus gây nên. Điển hình như virus sởi, virus Rubella (sởi Đức) hay virus đường ruột ECHO. Trẻ trong độ tuổi từ 6 – 36 tháng tuổi là dễ mắc bệnh này. Với những trẻ trên 4 tuổi thường rất hiếm gặp. Bởi thời gian này, trẻ có sức đề kháng kém, dễ bị virus tấn công gây tình trạng nổi ban đỏ.

Người lớn chưa từng bị bệnh nhưng nếu tiếp xúc với trẻ bị sốt phát ban cũng có thể bị ảnh hưởng về sau. Tuy nhiên, với người lớn có sức đề kháng khỏe mạnh, bệnh sẽ không nặng.

>> Xem thêm: Phòng Bệnh Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào

Biểu hiện của bệnh sốt phát ban ở trẻ

Bệnh diễn biến với 3 giai đoạn cụ thể như sau:

  • Trước phát ban: Trẻ thường quấy khóc, sa đó có biểu hiện sốt. Với từng loại nguyên nhân gây bệnh thì lại đi kèm các biểu hiện sốt khác nhau. Nếu sốt phát ban do sởi, trẻ thường sốt cao kèm ho, mắt đỏ, chảy nước mũi. Sốt phát ban do virus Rubella, trẻ chỉ có biểu hiện sốt nhẹ hoặc thậm chí không sốt.

  • Trong phát ban: Sau 1 đến vài ngày sốt cao, trẻ sẽ hạ sốt và ban bắt đầu nổi. Lúc này, trẻ sẽ xuất hiện một số biểu hiện khác kèm theo như tiêu chảy hoặc phân hơi lỏng. Ban đỏ thường lan từ vùng mặt xuống cổ, ngực, bụng và các chi ở dạng các bọc nước màu đỏ, số lượng từ vài chục đến vài trăm. Nếu được chăm sóc tốt, ban thường lưu lại trung bình từ 3 – 5 ngày.

  • Sau phát ban: Trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ không để lại các vết thâm sẹo (ngoại trừ sởi). Trong trường hợp nốt ban bị nhiễm khuẩn có thể để lại vết lở loét và hình thành sẹo.

Biến chứng của bệnh sốt phát ban ở trẻ

Phần lớn, trẻ mắc bệnh sốt phát ban sẽ khỏi bệnh và vui chơi trở lại bình thường, không biến chứng. Trẻ nhỏ có thể bị sốt phát ban 1 năm/lần tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sức đề kháng của mỗi bé. Nhiều trường hợp trẻ có thể bị sốt nhiều lần trong năm. Trẻ sẽ tự khỏi trong thời gian từ 5 – 7 ngày nếu được phát hiện và chăm sóc kịp thời.

Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như gây viêm phổi, viêm tai giữa. Hay biến chứng dẫn đến đi ngoài ra má. Hoặc nặng hơn là viêm não hay khiến trẻ thường xuyên bị tái sốt, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ sau này.

>> Xem thêm: Bệnh Cúm Mùa Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Thế Nào?

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà

Sốt Phát Ban Ở Trẻ: Chăm Sóc Và Điều Trị Đúng Cách
Theo dõi nhiệt độ thường xuyên khi trẻ bị sốt phát ban

Để chăm sóc trẻ bị sốt phát ban đúng cách, cha mẹ hãy theo dõi nhiệt độ và hạ sốt cho trẻ khi cần thiết. Cụ thể như sau:

  • Đầu tiên, phụ huynh nên nới lỏng quần áo cho trẻ. Sau đó chườm ấm không quá 10 phút/giờ.

  • Không để trẻ dùng tay gãi lên da. Đặc biệt là trong giai đoạn ban đỏ nổi sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.

  • Thận trọng khi tắm rửa cho trẻ trong giai đoạn này. Bởi nếu tắm không đúng cách có thể khiến trẻ bị cúm hoặc mắc thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

  • Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt hoặc dùng thuốc hạ nhiệt dạng đặt hậu môn cho trẻ. Trong trường hợp trẻ đã dùng thuốc nhưng vẫn sốt mới cho trẻ uống paracetamol liều 10mg – 15 /1kg trọng lượng cơ thể /lần và uống cách nhau ít nhất 6 tiếng.

  • Bù nước, điện giải cho trẻ bằng cách bổ sung nhiều loại nước như nước hoa quả, oresol hoặc cháo, súp loãng.

  • Cách ly trẻ để tránh trẻ bị nhiễm khuẩn gây lở loét các vết ban đỏ. Đồng thời tránh lây nhiễm với các trẻ khác.

  • Sau khi đã dùng thuốc hạ sốt, bù đầy đủ nước điện giả cho trẻ, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi xát sao. Nếu trẻ tiến triển xấu thì nên đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Trường hợp sốt phát ban ở trẻ cần đưa đến bệnh viện

Trẻ nhỏ cần được đưa đến bệnh viện ngay khi ở trong những trường hợp sau đây:

  • Trẻ bị sốt cao trên 39°C hoặc không kiểm soát được nhiệt độ dù đã được dùng thuốc hạ sốt.

  • Các nốt ban đỏ không thấy chuyển biến tốt hơn sau 3 ngày.

  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hoặc trẻ có hệ miễn dịch yếu.

  • Cha mẹ nghi ngờ trẻ bị mất nước nặng do tiêu chảy nhiều lần.

Khi đến thăm khám, trước tiên các bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của trẻ. Sau đó, sẽ chỉ định xét nghiệm máu để xác định kháng thể chống lại sốt phát ban trong cơ thể trẻ. Một số chỉ định thường được đưa ra trong quá trình điều trị sốt phát ban cho trẻ như: dùng thuốc hạ sốt và thuốc bù nước điện giải. Với những trẻ có biểu hiện nặng, nguy cơ dẫn tới các biến chứng xấu sẽ được chỉ định điều trị phức tạp hơn.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về bệnh sốt phát ban ở trẻ, cách chăm sóc và điều trị. Hy vọng các bậc phụ huynh đã nắm rõ thông tin và có chế độ chăm sóc con hợp lý nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay