Bệnh Cúm Mùa Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Thế Nào?

Nước Mỹ đã từng ghi nhận 26 triệu ca nhiễm cúm chỉ trong vòng 4 tháng. Trong đó có khoảng 25.000 trường hợp dẫn đến tử vong. Và trẻ nhỏ là đối tượng mắc bệnh với tỷ lệ cao nhất và thường mắc những biến chứng nguy hiểm. Tại Việt Nam, chỉ tính riêng tháng 11 năm 2019 đã có hơn 400.000 ca nhiễm cúm trên cả nước. Tình hình dịch bệnh phức tạp gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh. Vậy bệnh cúm mùa ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây nhé!

Bệnh cúm mùa ở trẻ em

Bệnh Cúm Mùa Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Thế Nào?
Bệnh cúm mùa ở trẻ em rất nguy hiểm vì sao?

Bệnh cúm mùa thường do các virus gây ra. Và bệnh lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành theo đường giọt bắn khi giao tiếp, ho, hắt hơi… Bệnh cúm thường lành tính. Tuy nhiên cũng có thể xảy ra biến chứng nặng, gây nguy hiểm ở người bị suy giảm miễn dịch. Nhất là với những người già (trên 65 tuổi), trẻ em (nhỏ hơn 5 tuổi) và phụ nữ có thai.

Cúm mùa rất dễ gặp nhất ở trẻ em và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng. Đặc biệt là các đối tượng trẻ nhỏ sau đây:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa đủ tuổi tiêm phòng cúm.

  • Những trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng chưa hoàn thiện, kể cả với những bé khỏe mạnh.

  • Trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi, có bệnh lý mạn tính. Các bệnh mạn tính bao gồm: hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD. Hay trẻ mắc các vấn đề về thần kinh như rối loạn não, tủy sống, động kinh, thiểu năng…. Hay trẻ mắc bệnh tim, rối loạn máu, rối loạn nội tiết, rối loạn gan, thận…

  • Những trẻ bị béo phì cực độ (chỉ số khối của cơ thể BMI ≥ 95% theo độ tuổi và giới tính).

Cúm mùa ở trẻ em và cảm ở trẻ: Bệnh nào nguy hiểm hơn?

Cúm mùa có tên tiếng anh là Seasonal influenza. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây nhiễm qua đường hô hấp, thường do hai chủng virus cúm A, B gây ra. Cúm mùa thường xảy ra vào thời điểm đầu mùa đông đến mùa xuân. Trong khi đó, cảm lạnh (hay còn gọi cảm thông thường) là bệnh gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau.

Ở trẻ nhỏ, khoảng 2 ngày sau khi tiếp xúc với virus cú sẽ xuất hiện các triệu chứng ban đầu. Đó thường là các biểu hiện như: sốt nhẹ rồi tăng nhiệt dần, ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mũi, nước mắt. Trẻ mệt mỏi, kém ăn, bỏ bú (nếu còn bú mẹ), có thể xuất hiện thêm triệu chứng tiêu chảy.

Một số trẻ lớn có thể đau cơ, mỏi chân tay và nhức ở hốc mắt. Những triệu chứng này sẽ kéo dài từ 4 – 7 ngày, sau sẽ tự khỏi dần. Tuy nhiên, tình trạng mệt mỏi vẫn có thể kéo dài lâu hơn. Trường hợp nặng, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh cúm mùa được đánh giá là nguy hiểm hơn cảm lạnh.

Biến chứng nặng của bệnh cúm mùa ở trẻ em

Cúm mùa có thể để lại nhiều gánh nặng bệnh tật, thậm chí tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm phổi, viêm cơ tim, viêm não, tiêu cơ vân, suy hô hấp, suy thận, nhiễm trùng huyết và nguy cơ tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

  • Cúm có thể gây nguy kịch cho những người mắc bệnh nền mãn tính.

  • Trẻ dễ bị mất nước khi nhiễm cúm. Nếu để trẻ mất quá nhiều nước và muối khoáng sẽ khiến suy kiệt và tử vong.

  • Bệnh có thể gây ra các vấn đề về xoang và nhiễm trùng tai.

Hướng dẫn cách để bảo vệ trẻ khỏi cúm mùa

Bệnh Cúm Mùa Ở Trẻ Em Nguy Hiểm Thế Nào?
Tiêm vaccine để phòng bệnh cúm mùa ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng bệnh cúm  mùa cho trẻ em là tiêm vaccine phòng cúm. Những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn cần tiêm vaccine cúm nhắc lại hàng năm. Vaccine sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm cúm nghiêm trọng đồng thời hạn chế tình trạng ca tử vong không đáng có do cúm.

Một nghiên cứu của CDC (Mỹ) chỉ ra rằng vaccine có thể làm giảm đến 74% nguy cơ biến chứng nặng của cúm mùa ở trẻ em. Nghiên cứu này cũng cho thấy vaccine làm giảm đến 51% khả năng tử vong liên quan đến cúm ở đối tượng trẻ nhỏ có bệnh lý mãn tính. Đặc biệt, nó có thể giảm đến 65% nguy cơ tử vong ở trẻ khỏe mạnh nhưng bị nhiễm cúm. Đây thực sự là một tín hiệu lạc quan cho thấy hiệu quả đáng nể của vaccine phòng ngừa cúm mùa.

Phòng bệnh cho trẻ trên 6 tháng tuổi

Ở Việt Nam, kết quả giám sát cúm cho thấy bệnh xuất hiện quanh năm. Và đạt cao điểm vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Vì vậy, tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm vắc xin trước mùa cúm. Không những thế, virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên. Vậy nên vaccine năm nay có thể không còn đủ hiệu quả phòng ngừa cho năm sau. Và trẻ cần được tiêm mũi nhắc lại.

Bên cạnh đó, người thân như ông bà, bố mẹ, anh chị em của trẻ cũng cần được tiêm phòng để tránh nhiễm bệnh và lây bệnh cho trẻ.

Phòng bệnh cúm mùa ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi

Đối với nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa tiêm được vaccine cúm phòng bệnh. Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trong giai đoạn này là mẹ phải được tiêm vaccine cúm trước đó. Nhờ đó sẽ tạo kháng thể và truyền từ mẹ sang con qua sữa mẹ. Lúc này, trẻ được an toàn trong giai đoạn 6 tháng đầu đời.

Trên đây là những chia sẻ về sự nguy hiểm của bệnh cúm mùa ở trẻ em. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích để cha mẹ chăm con khỏe mạnh nhé! Hismart hy vọng rằng bài viết này cung cấp nhiều thông tin và hữu ích cho các mẹ. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Đọc thêm: Hướng Dẫn Trị Cảm Cúm Ở Trẻ Sơ Sinh Cho Mẹ

Đọc thêm: Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt Sao Cho Đúng Cách?

Đọc thêm: Lịch Tiêm Phòng Cúm Cho Trẻ Cha Mẹ Cần Nắm Vững

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay