Sữa công thức pha để được bao lâu là thắc mắc của không ít phụ huynh hiện nay, đặc biệt là đối với những ai lần đầu tiên làm cha mẹ. Bài viết dưới đây giúp bạn tìm ra giải đáp cho câu hỏi này và hướng dẫn bảo quản sữa bột pha sẵn đúng cách, để bảo đảm an toàn cho bé. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Sữa công thức pha xong để được bao lâu?
Đối với trẻ em từ 2 tuổi trở lên, sữa công thức (sữa bột) là một nguồn dinh dưỡng quan trọng để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ bé yêu phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời. Dù vậy, vẫn còn nhiều thắc mắc của phụ huynh liên quan đến vấn đề pha sữa cho con, cụ thể: “Sữa công thức pha để ngoài được bao lâu là an toàn?”
Theo chuyên gia, sữa công thức để được bao lâu sau khi pha xong chủ yếu dựa vào nhiệt độ bảo quản. Ở nhiệt độ phòng, sữa công thức pha sẵn để ngoài tối đa trong vòng 2 giờ. Sau thời gian này, nếu như trẻ uống sữa còn dư, bố mẹ hãy đổ bỏ, không nên cho bé dùng lại, để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
2. Sữa công thức pha sẵn để được bao lâu nếu trữ ở ngăn mát?
Nếu bảo quản trong ngăn mát, sữa công thức đã pha có thể được trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên lưu ý:
- Kiểm tra chất lượng của sữa dù cho thời gian bảo quản chưa đến 24 giờ.
- Sữa công thức bảo quản trong tủ lạnh quá 24 giờ nên được bỏ đi, thay vì cho trẻ sử dụng, khiến hệ tiêu hóa của con gặp “trục trặc”.
- Sữa sau khi được bảo quản ở ngăn mát không được hâm nóng bằng lò vi sóng. Bởi điều này khiến dinh dưỡng mất đi, đồng thời làm cho trẻ bị bỏng miệng khi bú.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh khó ngủ sâu giấc: Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản
3. Sữa công thức pha xong vì sao không nên để quá lâu?
Qua những thông tin trên, chắc hẳn phụ huynh đã nắm rõ sữa công thức pha để được bao lâu là an toàn. Hãy chú ý tuân theo mốc thời gian được khuyến nghị từ chuyên gia. Không nên cho trẻ uống sữa thừa hoặc đặt sữa bột đã pha ở bên ngoài quá lâu vì:
- Không đảm bảo tính vệ sinh và an toàn. Do lượng sữa còn dư đã có nước bọt của trẻ khi uống trước đó. Vì thế, sữa không còn sạch nữa. Nếu tiếp tục sử dụng có thể ảnh hưởng đến đường ruột của con.
- Sữa công thức pha xong để lâu dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là Crono – “thủ phạm” gây nhiễm trùng máu hoặc viêm màng não ở trẻ nhỏ.
- Tốt nhất, bố mẹ nên tìm hiểu thật kỹ từng giai đoạn phát triển của con, để nắm rõ nhu cầu/lượng sữa cần uống trong mỗi cữ/bữa, từ đó pha sữa ở hàm lượng hợp lý, tránh dẫn đến dư thừa.
4. Hướng dẫn cách bảo quản sữa công thức đã pha
Để bảo toàn dưỡng chất và hương vị thơm ngon của sữa, phụ huynh nên lưu ý bảo quản sữa đúng cách, thông qua một số nguyên tắc sau:
- Ghi rõ ngày/giờ pha sữa: Sữa công thức sau khi pha xong nên được bảo quản trong túi chuyên dụng và viết lại thời gian (giờ pha, ngày tháng năm) cụ thể trên thân túi. Điều này sẽ giúp bạn thuận tiện theo dõi và đánh giá chất lượng của sữa trước khi cho bé sử dụng.
- Chú ý đậy nắp thật kín: Dù bảo quản sữa công thức ở nhiệt độ phòng hay ngăn mát tủ lạnh đều phải chú ý đậy nắp thật kín. Nếu để hở, sữa bên trong dễ bị ẩm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Kiểm tra chất lượng của sữa: Trước khi cho bé bú cữ sữa mới, mẹ nên kiểm tra chất lượng sữa liệu có còn dùng được hay không, dù thời gian bảo quản chưa đủ 2 giờ (đối với nhiệt độ phòng) hoặc 24 giờ đồng hồ (đối với ngăn mát tủ lạnh).
- Sử dụng bình ủ sữa: Trong trường hợp phải ra ngoài trong nhiều giờ, mẹ có thể mang theo bình ủ sữa và cho vào túi giữ lạnh có đặt đá bên trong để bảo quản. Song, cũng nên chú ý không được bảo quản quá lâu.
- Làm ấm sữa cho bé: Sữa công thức được bảo quản trong tủ lạnh không bắt buộc phải hâm nóng bằng lò vi sóng. Chỉ cần đặt ở môi trường bên ngoài khoảng một giờ hoặc làm ấm bằng máy hâm sữa là được.
5. Sữa công thức để ngoài được bao lâu sau khi mở nắp?
Với sữa công thức đã mở nắp, phụ huynh nên sử dụng tối đa trong vòng 1 tháng (tính từ ngày đầu tiên mở hộp). Không được dùng sữa đã mở nắp quá lâu vì lúc này, sữa có nguy cơ ẩm mốc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Sau mỗi lần lấy sữa, bạn phải đậy kín nắp hộp, bảo quản ở khu vực thoáng mát, nhiệt độ không quá cao và không có ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Xem thêm: Cha mẹ lưu ý 5 thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tối ưu
6. Những lưu ý khi pha sữa công thức cho trẻ
Ngoài quan tâm sữa công thức pha để ngoài được bao lâu, bố mẹ cũng nên lưu ý 5 vấn đề sau đây, khi chuẩn bị pha sữa cho bé:
- Chú ý nhiệt độ nước pha sữa, chỉ nên dùng nước sôi để nguội dưới 40 độ C pha sữa cho bé để đảm bảo hương vị thơm ngon, hạn chế sữa vón cục, cũng như bảo toàn dưỡng chất bên trong.
- Không tự ý pha chung nhiều loại sữa với nhau, nhằm giảm nguy cơ dị ứng, thừa chất, khó tiêu hay rối loạn tiêu hóa ở bé.
- Tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất trên bao bì, không tự ý thay đổi công thức pha sữa (bằng cách pha loãng đi hoặc pha đậm hơn). Đồng thời, không bổ sung thành phần khác vào sữa khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Không tích trữ lượng sữa còn thừa trong bình để cho bé dùng lại lần sau. Điều này cực kỳ nguy hiểm bởi khi ấy, sữa đã nhiễm khuẩn.
Ưu tiên sữa công thức chính hãng, đã được Tổ chức Dinh Dưỡng công nhận về chất lượng, chỉ tiêu hàm lượng, cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm, để bảo vệ sức khỏe cho bé.
Với những thông tin trên đây, hy vọng bố mẹ đã có câu trả lời cho vấn đề sữa công thức pha để được bao lâu? Theo đó, phụ huynh nên cho bé dùng sữa ngay sau khi pha xong, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho bé. Chúc bạn thành công!