Thời điểm giao mùa là lúc nóng – lạnh, nắng – mưa thất thường, nên nếu như hệ miễn dịch yếu hoặc không được chăm sóc cẩn thận trong thời gian này, trẻ sẽ rất dễ mắc những bệnh giao mùa thường gặp. Đặc biệt là trong khoảng thời tiết giao mùa từ hạ sang thu, không khí lúc ẩm, lúc khô hanh có thể khiến cho các loại virus gây bệnh sinh sôi mạnh. Bài viết này của Hismart sẽ đưa ra 5 loại bệnh giao mùa con trẻ gặp khi thời tiết thay đổi và cách khắc phục, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé!
1. Bệnh giao mùa là gì?
Thời tiết giao mùa là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Trong khi đó, hệ miễn dịch của trẻ vốn còn non yếu, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi thời tiết, cộng thêm sự xâm nhập và tấn công của “tổ hợp” tác nhân gây bệnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp cùng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác trong thời điểm này mà chúng ta gọi chung đó là những bệnh giao mùa.
2. 5 bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh:
-
Bệnh đường hô hấp (Viêm đường hô hấp trên cấp; Viêm phổi)
Với hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ, trong giai đoạn chuyển mùa, các loại virus rất dễ xâm nhập và phá vỡ hệ thống đề kháng chưa hoàn chỉnh của con, nhất là hệ hô hấp khiến trẻ bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi,…
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nước bọt, tiếp xúc tay và các đồ dùng có mần bệnh. Biểu hiện thường gặp là người bệnh có thể đột ngột sốt cao, đau đầu, lạnh toàn thân, đau toàn thân; đau họng, ho, mệt mỏi; chán ăn, khó thở, tiêu chảy nhẹ.
Để phòng tránh, bố mẹ hãy giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn và cho bé ăn. Giữ ấm cho bé, cho trẻ đeo khẩu trang và hạn chế cho bé đến nơi đông người. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế cho bé đi chơi các nơi như bể bơi công cộng, khu vui chơi dưới nước.
-
Bệnh cảm cúm:
Không chỉ trẻ con mà bố mẹ cũng rất dễ mắc bệnh này mỗi khi giao mùa. Bệnh do vi rút gây ra và lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
Cúm là bệnh về đường hô hấp, lây lan qua nước bọt, nước mũi/đờm của người mang bệnh. Biểu hiện của bệnh thường là nghẹt mũi, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, chóng mặt, ho, đau họng, chán ăn,… cần đưa trẻ tới bác sĩ để được khám, tư vấn và điều trị hiệu quả, nhằm hạn chế những biến chứng và tái phát
Bệnh cúm khiến trẻ uể oải, mệt mỏi, khó chịu cả ngày; các con rất dễ bỏ bữa trong lúc nhiễm bệnh dẫn đến thể trạng kém, sức đề kháng ngày một yếu và dễ mắc các chứng bệnh khác nữa. Để phòng tránhmẹ hãy luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là trẻ sơ sinh), đặc biệt lưu ý các vị trí dễ nhiễm lạnh như bàn chân, tay, cổ, ngực, đầu. Cho bé uống nước ấm thường xuyên, tránh ăn đồ lạnh, tăng cường bổ sung dinh dưỡng, vitamin C… Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng mỗi năm để phòng tránh.
-
Bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện quanh năm, không chỉ thời điểm giao mùa nhưng khi giao mùa bởi không khí ẩm thấp là điều kiện lý tưởng cho muỗi vằn sinh sôi khiến nó thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 10 tuổi.
Khi mắc bệnh, trẻ sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu… Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ cũng cần được thực hiện nghiêm túc:
– Mặc quần áo dài tay, ngủ màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi đốt. Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ.
– Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng/bọ gậy.
– Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ vỡ, vỏ xe…). Thay nước bình hoa mỗi ngày.
– Đổ dầu hôi hoặc nhiều muối vào bát nước chống kiến, chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi.
-
Bệnh tay chân miệng:
Tay chân miệng cũng là bệnh phổ biến vào tháng 9, tháng 10 và tháng 11 hằng năm, khi thời tiết biến đổi phức tạp. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
Bệnh do vi rút gây ra, triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là sốt. Bệnh chỉ xuất hiện triệu chứng khi đã nhiễm virus 3-6 ngày nên rất khó kiểm soát, biểu hiện sớm nhất là mệt mỏi, sốt nhẹ, sổ mũi, đau họng (có thể nhầm lẫn với cảm sốt thông thường) sau đó trở nặng sẽ xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng (mặt trong má, lợi, bên lưỡi), có kích thước nhỏ, viêm đỏ. Sau đó toàn phát, các mụn nước, bọng nước xuất hiện ở chân, tay, mông, đầu gối.
Hiện tay chân miệng vẫn chưa có vaccine phòng bệnh nên chỉ có thể thực hiện các biện pháp phòng chống bằng cách: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn hoặc bế ẵm trẻ… Ăn chín, uống sôi, tiệt trùng đồ đựng đồ ăn cho trẻ, sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân của các bé cho nhau…
-
Bệnh thủy đậu:
Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại vi rút mang tên Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện sau 10 – 21 ngày từ khi nhiễm vi rút. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ… sau đó sẽ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,… Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.
Cách mẹ phòng tránh cho bé:
Tiêm vắc xin phòng thủy đậu:
- Tất cả trẻ em từ 12-18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thuỷ đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4-8 tuần.
- Lời khuyên của chuyên gia:
Trẻ bị thủy đậu khi thời tiết giao mùa
Ngoài những cách phòng tránh riêng cho mỗi bệnh đã được nêu ở trên, chuyên gia cũng có những lưu ý dưới đây để mẹ biết cách phòng tránh các bệnh giao mùa cho bé:
- Để phòng tránh các bệnh giao mùa cho trẻ, cha mẹ cần tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ cho trẻ, tránh cho trẻ sử dụng những vật không vệ sinh và dùng chung đồ với bạn bè. Đồng thời tăng sức đề kháng cho con bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, cho trẻ đi tiêm phòng theo khuyến cáo của Bộ Y tế
- Giữ ấm cơ thể: Thời điểm giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ thể dễ bị cảm lạnh, mẹ cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là gan bàn chân cho bé.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng chô bé bằng việc lên thực đơn cho con ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
- Lựa chọn trang phục phù hợp cho bé: Để tăng sức đề kháng của cơ thể, cần luyện tập nhiều hơn vào những ngày giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ giữa hai mùa sẽ khiến dễ có nguy cơ bị cảm lạnh vào những buổi sáng và buổi tối. Chính vì thế, nên chú ý việc lựa chọn trang phục phù hợp với nhiệt độ của môi trường.
Mong rằng bài viết đã đưa ra được những thông tin bổ ích trong việc nhận biết và phòng tránh những bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ để mẹ tham khảo. Nếu thấy hay và bổ ích, mẹ hãy lưu lại và chia sẻ để mọi người cùng tìm hiểu nhiều thông tin các bệnh thường gặp ở trẻ qua chuyên mục “Cẩm nang bệnh” của Hismart nhé
THÔNG TIN LIÊN HỆ
-
Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277
-
Email: cskh@blh.com.vn
-
Shopee: https://shopee.vn/hismartmilk
-
Lazada: https://www.lazada.vn/shop/hismart-milk-/
-
Sendo: https://www.sendo.vn/shop/hismart-milk