5 Nguyên Tắc Vàng Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy

Dù là một tình trạng dễ gặp và không khó chữa nhưng tiêu chảy kéo dài là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ. Cha mẹ thường lúng túng và không biết cách xử trí đúng khi gặp trường hợp này. Vậy không để con phải khó chịu, đau đớn mẹ hãy tuân thủ 5 nguyên tắc vàng giúp chăm sóc trẻ bị tiêu chảy sau đây nhé!

Những biến chứng bệnh tiêu chảy ở trẻ 

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Sau đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh tiêu chảy ở trẻ:

  • Mất nước và điện giải: Tiêu chảy liên tục trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến mất nước và các chất điện giải quan trọng như kali, natri và clo. Biểu hiện của biến chứng này có thể là khô miệng, khô da, suy giảm chức năng thận và tim.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường không muốn ăn hoặc không tiêu hóa được thức ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng. Biểu hiện của biến chứng này là cân nặng giảm, tình trạng tóc khô và giòn, dễ bị bệnh và khó phục hồi sức khỏe.
  • Viêm ruột: Bệnh tiêu chảy kéo dài cũng có thể dẫn đến viêm ruột do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc virus, gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, sốt và tiêu chảy nặng.
  • Viêm não: Viêm não là một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy ở trẻ. Đây là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây ra các triệu chứng như động kinh, liệt nửa người và bất tỉnh.
  • Đột tử: Trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh tiêu chảy ở trẻ có thể gây ra đột tử do mất nước và các chất điện giải quan trọng.

Để tránh những triệu chứng nặng trên, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị cho trẻ kịp thời khi bị bệnh tiêu chảy. Ngoài ra, việc giữ vệ sinh tốt, sử dụng nước sạch và ăn uống đúng cách cũng là các biện pháp phòng ngừa quan trọng để tránh bệnh tiêu chảy và các biến chứng liên quan ỏ trẻ.

Các giải pháp chữa bệnh tiêu chảy cho bé 

Bù nước và chất điện giải

Nguyên tắc đầu tiên trong chăm sóc trẻ bị đi ngoài tiêu chảy là bổ sung nước và chất điện giải ngay lập tức. Khi đó, bé rất dễ mất nước và bị hạ hụt nhiều khoáng chất khác. Vậy cha mẹ nên cho con bổ sung bằng cách nào? Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn trong giai đoạn chỉ bú mẹ, hãy cho trẻ bú tăng cường nhiều hơn.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể sử dụng các dung dịch pha chế tại nhà để cung cấp nước và điện giải.  Ví dụ dễ tìm nhất trong nhà là nước cháo muối, nước gạo rang, hoặc oresol. Dung dịch oresol nên pha theo đúng tỉ lệ hướng dẫn để đạt được hiệu quả cao nhất. Hãy dỗ dành và cho trẻ uống thành nhiều ngụm nhỏ và nên nhắc trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Một số lưu ý khi dùng oresol cho trẻ:

  • Đọc kĩ hướng dẫn cách pha oresol về tỷ lệ và liều lượng quy định. Hãy dùng dụng cụ đo đếm để pha chính xác nồng độ. Đặc biệt với oresol cần uống hết trong vòng 24 giờ. Nếu để quá 24 giờ mà bé không dùng hết cũng phải bỏ đi và pha gói mới.

  • Khi mở gói thì phải pha hết, không chia nhỏ để dùng dần.

  • Chỉ nên dùng nước nguội hoặc nước hơi ấm để pha. Vì nước sôi có thể làm mất các phẩm chất của thuốc do bay hơi.

  • Tuyệt đối không pha chung với đường, sữa, nước trái cây…

5 Nguyên Tắc Vàng Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy
Tăng cường bổ sung nước khi bé bị tiêu chảy

Đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, không còn sức lực và sẽ sụt cân rất nhanh. Phụ huynh không nên kiêng khem quá kỹ mà hãy bổ sung dinh dưỡng, giúp trẻ mau hồi phục sức khỏe. Tuyệt đối không để trẻ nhịn ăn, bú. Khi các dấu hiệu mất nước đã bớt, cho trẻ bú mẹ hoặc ăn dần các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp. Sau đó, trở lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt.

Sau khi khỏi bệnh, hãy cho trẻ ăn tăng thêm 1 bữa mỗi ngày. Và thực hiện trong ít nhất 2 tuần để trẻ lấy lại sức khỏe, tăng cân nhanh chóng sau giai đoạn dài trẻ bị tiêu chảy đi ngoài. Mỗi bữa ăn đều phải cân bằng các thành phần dinh dưỡng thiết yếu.

Ngoài ra Hismart gợi ý mẹ chế độ ăn của trẻ  ăn để hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn trẻ bị tiêu chảy:

  • Nước: Nước là thực phẩm quan trọng nhất trong việc điều trị tiêu chảy ở trẻ. Trẻ cần được uống nhiều nước sạch để bù đắp lượng nước và chất điện giải mất đi do tiêu chảy.
  • Sữa đặc: Sữa đặc là thực phẩm giàu năng lượng và chất đạm, có thể cung cấp cho trẻ những dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn bệnh tiêu chảy. Tuy nhiên, phải đảm bảo sữa đặc được đun sôi trước khi cho trẻ ăn.
  • Bột yến mạch: Bột yến mạch có chứa nhiều chất xơ và vitamin B, là thực phẩm tốt cho tiêu hóa và hỗ trợ hồi phục sức khỏe sau khi bị tiêu chảy.
  • Chuối chín: Chuối chín là loại trái cây giàu kali, giúp bổ sung chất điện giải cho trẻ và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin A và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Cơm nắm: Cơm nắm là thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng, có thể cung cấp năng lượng cho trẻ trong quá trình hồi phục sức khỏe.

Ngoài ra, trẻ cần tránh ăn các thực phẩm khó tiêu hóa như thịt gà, thịt lợn, trứng và các loại rau quả chua, cay hoặc khó tiêu hóa để tránh gây thêm tình trạng tiêu chảy.

>> Đọc thêm: Tiêu Chảy Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Mẹ Cần Nắm Rõ

Bổ sung vi chất đầy đủ

Kẽm là vi chất quan trọng nhất đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Nó giúp trẻ phòng ngừa bệnh tiêu chảy, tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời hỗ trợ phục hồi tế bào biểu mô đường ruột. Mẹ nên bổ sung kẽm cho trẻ bằng cách sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi: Bổ sung qua sữa mẹ, sữa công thức phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Mẹ có thể pha sữa công thức đặc hơn một chút so với ngày thường để bé tăng cường lượng kẽm. Lưu ý không vượt quá 10mg Kẽm mỗi ngày, trong vòng 2 tuần.

  • Trẻ trên 6 tháng tuổi: Ngoài sữa công thức, mẹ nên bổ sung kẽm cho con qua thực phẩm hàng ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Các loại thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn nạc. ngũ cốc, các loại đậu và hạt.

5 Nguyên Tắc Vàng Chăm Sóc Trẻ Bị Tiêu Chảy
Bổ sung vi chất Kẽm cho trẻ khi bị tiêu chảy

Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy

Cha mẹ thường tự ý mua thuốc kháng sinh và dùng ngay khi bé bị tiêu chảy. Điều này có thể khiến bé bị nặng hơn hoặc dẫn đến tình trạng kháng thuốc. Hãy sử dụng thuốc tiêu chảy cho bé theo kê đơn của bác sĩ. Và chỉ nên dùng thuốc khi nguyên nhân do bé nhiễm khuẩn: khuẩn lỵ, lỵ amip, khuẩn tả, khuẩn đơn bào giardia.

sữa công thức cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

>> Đọc thêm: Mẹo dân gian chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ mà mẹ nên biết 

Đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế

Nếu trong quá trình chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà mà có những dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế:

  • Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt cao trên 38 độ C.

  • Trẻ bị đi ngoài ra máu, phân sủi bọt nhầy.

  • Trẻ nôn ói liên tục và không thể ăn uống. Lúc này các bác sĩ có thể truyền nước để bé ổn định sức khỏe.

  • Trẻ bị mất nước quá nhiều, khi véo vào da nhưng nếp nhăn lại lâu mất, da đàn hồi kém.

  • Mắt lừ đừ, tri giác phản ứng kém.

Đặc biệt với trẻ bị sinh non, trẻ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ kém thì nên đến cơ sở y tế điều trị ngay từ đầu để tránh hậu quả đáng tiếc.

Trên đây là những thông tin về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy từ các chuyên gia tư vấn. Mẹ cần hiểu được tầm quan trọng của loại bệnh này và cách chăm sóc đúng để con mau khỏi, tránh biến chứng và nhanh lấy lại được sức khỏe cho bé! Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

HISMART – SỮA TỐT CHO HỆ TIÊU HÓA CỦA TRẺ

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277

Fanpage

Website

Email: cskh@blh.com.vn

Shopee

Lazada

Sendo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay