7 nhóm thực phẩm tốt cho trẻ bị nóng trong người

Tương tự người lớn, bé cũng có thể bị nóng trong người. Tình trạng này khiến bé bị bứt rứt, khó chịu và hay cáu gắt. Vậy trẻ bị nóng trong người nên ăn gì và uống gì để cải thiện tình trạng này?

1. Nguyên nhân và dấu hiệu cho thấy trẻ bị nóng trong người

Nóng trong người là tình trạng vô cùng phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, nguyên nhân gây ra tình trạng này thường xuất phát do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Cụ thể, một số loại thuốc kê đơn và không kê đơn (OTC) có thể gây nóng và đổ mồ hôi quá mức như kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc bổ sung kẽm….Đối với những trẻ từ 2 tuổi trở lên, đã quen với việc ăn những thức ăn rắn như người lớn, nóng trong người còn có thể gây ra bởi:

  • Đồ ăn nhiều gia vị cay và dầu mỡ.
  • Uống không đủ 2 lít nước/ ngày.
  • Chế độ ăn kém chất xơ.
  • Lười vận động

Biểu hiện cho thấy trẻ bị nóng trong người:

  • Da dẻ hơi khô, sần sùi.
  • Môi đỏ, căng mọng và hơi khô.
  • Hơi thở nóng hoặc có mùi hôi.
  • Cơ thể bứt rứt, khó chịu.
  • Hay bị rôm sảy.
  • Trẻ bị táo bón.
  • Nước tiểu vàng (trừ nguyên nhân do thức ăn) và số lượng nước tiểu ít…

Xem thêm: Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nguy hiểm không?

2. Trẻ bị nóng trong người nên ăn gì?

2.1. Những trái cây giàu vitamin C

Cam, bưởi, quýt… đều là những loại trái cây giàu vitamin C. Bên cạnh cho bé ăn như món tráng miệng, mẹ còn có thể biến tấu và kết hợp những loại trái cây này với nhau để tạo thành những món nước ép giải nhiệt mùa hè. Đặc biệt, vitamin C có trong cam, bưởi, quýt… còn giúp tăng cường đề kháng rất tốt cho bé trong ngày nắng nóng.

2.2. Táo

Táo cung cấp lượng lớn chất xơ giúp cải thiện tình trạng nóng trong người hiệu quả. Hơn thế nữa, táo còn chứa nhiều vitamin C, kali, một số vitamin B… và nổi bật là Pectin, một loại chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn tốt trong ruột của và giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất và cấp nước cho cơ thể.

2.3. Bột sắn dây

Bột sắn dây từ lâu đã được biết đến như bài thuốc Đông Y có tác dụng chữa các chứng cảm nắng, cảm nóng, sốt cao. Theo đó, trong 100g bột sắn dây có chứa đến 14g nước, 18mg canxi, 0,7g protit, 1,5mg sắt, 84,3g gluxit, 0,8g xenlucoza, 20mg photpho… Ngoài kết hợp với chanh (hoặc quất), bạn còn có thể dùng bột sắn dây để chế biến thành nhiều món ăn ngon như chè sắn dây bạch quả, chè bắp bột sắn dây, chè bột sắn dây đỗ xanh…

2.4. Nước dừa

Nước dừa là gợi ý không thể bỏ qua cho câu hỏi “trẻ em nóng trong người nên uống gì?” Không cần phải chế biến cầu kỳ, bạn chỉ cần cho trẻ uống nước dừa nguyên chất là đã có thể giúp bé thanh nhiệt cơ thể. Nước dừa có nhiều khoáng chất như kali, calci, và acid lauric giúp khởi động quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

2.5. Rau má

Đối với câu hỏi “trẻ bị nóng trong người nên ăn gì?” thì rau má là loại thực phẩm không thể bỏ qua. Rau má có vị đắng, tính hàn và có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu thũng giải độc, dùng chữa các chứng tiết tả mùa hè, bệnh lỵ, vàng da do thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu… Không chỉ là bài thuốc nam quý, rau má còn có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau như nước rau má nguyên chất, canh rau má thịt bằm, nước đậu xanh rau má…

2.6. Đu đủ

Bên cạnh là loại trái cây thơm ngon, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Tại Việt Nam, loại trái cây này có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe. Vì thế, bố mẹ có thể linh hoạt biến tấu thành những món khác nhau cho bé.Trong một số trường hợp, bố mẹ có thể thấy tay chân bé vàng sau một thời gian ăn đu đủ. Nguyên nhân là do một vài loại trong số 19 carotenoid trong đu đủ đào thải chậm. Tuy nhiên, bố mẹ không cần phải lo lắng bởi nếu ngưng ăn đu đủ vài tháng thì hiện tượng vàng da sẽ tự hết.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh khóc đêm có làm sao không?

2.7. Rau ngót

Rau ngót (rau tuốt, bồ ngót, bù ngót) có lượng đạm cao, vitamin C, B1, B2… Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh, vị ngọt. Do đó, loại quả này có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu… phù hợp để nấu canh giải nhiệt cho cả gia đình vào ngày hè.

3. Những thực phẩm cần tránh khi trẻ bị nóng trong người

Bên cạnh những thực phẩm giúp thanh nhiệt, giải độc, bố mẹ cũng cần cho bé tạm thời tránh xa một số loại thực phẩm có tính nóng cao. Những thực phẩm có thể gây tồi tệ hơn cho tình trạng nóng trong người của bé bao gồm:

  • Đồ ăn cay, nóng.
  • Đồ ăn có quá nhiều gừng, ớt, tiêu.
  • Món ăn giàu đạm.
  • Bánh ngọt, nước ngọt có ga

Trẻ bị nóng trong người nên ăn gì và uống gì cho mát là nỗi băn khoăn của nhiều bố mẹ khi bé nhà mình gặp tình trạng này. Nóng trong người mặc dù không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé nhưng có thể khiến bé bị khó chịu. Vì thế, nếu thấy trẻ có dấu hiệu bứt rứt, táo bón, nước tiểu vàng… bố mẹ cần cho bé tránh xa những thực phẩm có tính nóng. Thay vào đó nên uống đủ nước và bổ sung những thực phẩm thanh nhiệt, giải độc tốt cho trẻ.

.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay