Cùng với sự phát triển của xã hội là những hệ lụy như biến đổi khí hậu, ô nhiễm toàn cầu. Nhất là ở những vùng đô thị có mật độ dân cư đông đúc thì tỷ lệ trẻ mắc các bệnh về hô hấp lại ngày càng tăng. Đây vẫn được xem là những loại bệnh lý nguy hiểm và phổ biến ở trẻ nhỏ. Vậy cụ thể các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em bao gồm những bệnh nào? Cách phòng ngừa ra sao? Mời các mẹ cùng theo dõi ngay bài viết sau đây!
Bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ
Hệ hô hấp của một người được tính từ cửa mũi trước cho đến các phế nang trong phổi. Chúng bao gồm: miệng, mũi, vòm mũi họng, họng, thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang. Hệ cơ quan này có chức năng lấy không khí, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi.
Các bệnh thường gặp
Đường hô hấp được chia làm 2 loại như sau:
-
Đường hô hấp trên gồm: Mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Vì vậy, có thể dẫn đến các bệnh như viêm họng, viêm mũi, viêm VA, viêm xoang, viêm Amidan, viêm thanh quản. Những bệnh này thường xảy ra nhiều hơn các bé tuổi mầm non và tiểu học.
-
Đường hô hấp dưới gồm gồm: Khí quản, viên phế quản, viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Các bệnh của viêm đường hô hấp dưới xảy ra thường là do điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên không hiệu quả. Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng bệnh đường hô hấp nặng. Từ đó dẫn đến suy hô hấp và có thể tử vong.
Trong khi đường hô hấp dưới còn có chức năng trao đổi không khí. Đường hô hấp trên lại là các cơ quan ngoài cùng tiếp xúc với không khí. Vậy nên mọi bất lợi của môi trường đều do đường hô hấp trên gánh chịu như: bụi, hơi độc, nóng – lạnh, virus, vi khuẩn…. Vì thế, tỷ lệ bệnh đường hô hấp trên cũng chiếm nhiều hơn các bệnh khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có hơn 4 triệu trẻ em tử vong vì bệnh viêm hô hấp cấp, chủ yếu do viêm phổi trên toàn thể giới. Đáng chú ý hơn, trẻ dưới 5 tuổi có thể mắc bệnh từ 4 – 6 lần trong 1 năm.
Nguyên nhân gây bệnh
Hầu hết nguyên nhân gây viêm đường hô hấp ở trẻ dưới 5 tuổi là do nhiễm virus. Ở đây chủ yếu là những loại virus lành tính. Phổ biến có thể kể dến virus hợp bào hô hấp (RSV), virus á cúm, virus cúm, virus sởi, virus hạch (Adenovirus)), Rhinovirus, Enterovirus, Cornavirus và một số loài nấm…
Ở Việt Nam, nhiễm vi khuẩn xem là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm đường hô hấp cấp ở trẻ. Đứng đầu là vi khuẩn Hib – Hemophilus influenzae tuýp B. Sau đó là phế cầu khuẩn Streptococcus Pneumonia, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella…
Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân khác như: trẻ bị dị ứng với thời tiết, bụi. Hay trẻ bị dị ứng hoặc tác động bởi hóa chất, khói thuốc lá, thuốc lào.
Triệu chứng ở trẻ
Bệnh đường hô hấp không phải là một bệnh đơn lẻ mà là tổng hợp nhiều bệnh. Thời gian ủ bệnh tương đối ngắn, tốc độ biểu hiện bệnh nhanh và ồ ạt. Một số triệu chứng dễ nhận biết như: Sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ho, đau rát họng, khàn tiếng, nhức mỏi…
Trẻ thường bị sốt cao với nhiệt độ trung bình tới 39 độ C. Kèm theo đó là thở hôi, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy. Trẻ có thể bị ho từng cơn, ho khan hay ho có đờm. Một triệu chứng đặc thù khác chính là khó thở khi bị viêm đường hô hấp dưới. Điều này là do trẻ bị viêm thanh quản. Và đáng chú ý đây là một dấu hiệu của bệnh nặng.
Các bệnh viêm đường hô hấp trên phần lớn sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Bệnh này được cho là không quá nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng đến sức khỏe. Và khiến trẻ không ngủ được do ngạt mũi, biếng ăn, quấy khóc…. Nếu không điều trị tốt, bệnh sẽ chuyển sang viêm đường hô hấp mạn tính.
Biểu hiện của bệnh mãn tính là ho, nuốt thấy vướng họng, nghẹt mũi do phì đại cuống mũi. Một số trẻ nước mũi chảy thường xuyên. Thậm chí xuất hiện chất nhầy chảy ra ở mũi thường có màu xanh. Trường hợp gây viêm xoang thì kèm theo triệu chứng đau nhức đầu.
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em
Các bệnh viêm đường hô hấp chủ yếu do virus gây bệnh. Vậy nên điều trị triệu chứng là phương pháp hữu hiệu nhất. Các loại thuốc chủ yếu được sử dụng là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm tại chỗ… Tùy từng bé sẽ có phác đồ điều trị riêng.
Và tốt nhất là cha mẹ nên phòng bệnh cho bé tránh khỏi tác nhân gây bệnh:
-
Trước tiên, cha mẹ cần tạo cho bé hệ miễn dịch chủ động. Đó là thực hiện tiêm chủng đầy đủ. Trẻ sơ sinh cần được tiếp nhận nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ.
-
Các phụ huynh hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh. Vào thời điểm chuyển mùa mẹ nên cho bé ăn mặc phù hợp.
-
Tập cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng để loại trừ virus. Thói quen này nên duy trì quanh năm để virus không có cơ hội xâm nhập vào đường hô hấp.
-
Đeo khẩu trang y tế để cách ly với mầm bệnh.
-
Tránh để trẻ quá lạnh và không cho quạt xoáy thẳng vào trẻ lúc ngủ hay chơi.
-
Giữ ấm cổ cho bé khi ngủ tránh nhiễm lạnh.
-
Dọn dẹp nhà cửa luôn thông thoáng, sạch sẽ.
-
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng sức đề kháng cho bé chống lại bệnh tật: thực phẩm, sữa tươi, sữa công thức…
-
Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh nặng nhé!
Trên đây là những chia sẻ về các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em. Mẹ cần hết sức lưu ý, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa để con luôn khỏe mạnh nhé! Hismart với thành phần tự nhiên với nguyên liệu 100% từ New Zealand đồng hành cùng mẹ, chăm sóc bé yêu phát triển theo cách tự nhiên nhất. Hismart luôn cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.
HISMART – SỮA PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ
-
Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.
-
Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.
-
Công thức tổng hợp 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.
-
Hismart phù hợp giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.
THÔNG TIN LIÊN HỆ