Viêm Họng Ở Trẻ Em – Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Điều Trị

Viêm họng là một trong số những bệnh rất dễ mắc phải ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là vào thời điểm mùa đông, khi thời tiết lạnh, trẻ càng dễ mắc bệnh hơn. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa bệnh viêm họng ở trẻ em. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Nguyên nhân của bệnh viêm họng ở trẻ em

Viêm Họng Ở Trẻ Em - Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Điều Trị
Nguyên nhân của bệnh viêm họng ở trẻ em

Bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ rất dễ tiến triển nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy nên cha mẹ cần biết một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh để có kế hoạch phòng ngừa tốt hơn:

Viêm họng do virus: Virus được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng viêm họng ở trẻ nhỏ. Nếu mắc bệnh do virus, trẻ không thể điều trị bằng kháng sinh. Biểu hiện thường gặp là trẻ bị đau họng đi kèm với sốt cao.

Viêm họng do cảm cúm: Cảm cúm cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng. Đi kèm với đó là những triệu chứng bé bị ho và sổ mũi.

Viêm họng do liên cầu khuẩn: Viêm họng do liên cầu khuẩn ở trẻ nhỏ là tình trạng cổ họng đau rát do vi khuẩn Streptococcus gây nên. Bệnh này thường điều trị bằng thuốc kháng sinh để chống lại sự gây hại của vi khuẩn.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng kèm viêm họng: Virus Coxsackievirus A16 là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tay chân miệng. Bệnh thường có ít biến chứng và tự khỏi. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh là sốt cao, viêm loét trong khoang miệng, nướu răng, má và cổ họng.

Chất kích thích trong không khí: Những chất kích thích như khói thuốc, phấn hoa, bụi. Hay có thể là lông chó, mèo cũng dễ khiến bé bị viêm họng. Những phản ứng của cơ thể với các chất kích thích đó được gọi là viêm mũi dị ứng.

Một nguyên nhân khác có thể do bé thường ngủ mở miệng. Từ đó dẫn đến khô họng, đau họng và khó nuốt. Nếu bé ngủ ở tư thế này thì sau khi thức dậy, mẹ nên cho bé uống một ngụm nước nhỏ.

Các nguyên nhân khác gây viêm họng: do mắc cúm, sởi và thủy đậu. Thực tế, virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau họng ở trẻ. Nếu bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm amidan. Lúc này, những mô nằm phía trong cổ họng bé đã chứa đầy vi khuẩn. Hay một số vấn đề về răng miệng như nấm miệng, viêm nướu răng cũng có thể khiến trẻ bị đau họng.

Triệu chứng viêm họng ở trẻ em

Viêm Họng Ở Trẻ Em - Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Điều Trị
Triệu chứng viêm họng ở trẻ em

Những triệu chứng thường gặp khi trẻ viêm họng:

  • Cổ họng bé bị sưng tấy đỏ hoặc nổi mụn mủ.

  • Trẻ khó nuốt nước miếng , đau cổ họng và không thể mở miệng rộng.

  • Thậm chí trẻ còn bị khó thở do họng thông với các cơ quan đường hô hấp.

  • Bé chán ăn, bỏ bú, có dấu hiệu mất nước. Hay thường xuyên cáu kỉnh, không chơi đùa và chảy nước dãi thường xuyên.

Cách chữa viêm họng ở trẻ em

Để chữa bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ, mẹ cần lưu ý một số biện pháp sau:

Cho bé uống nhiều nước: Cha mẹ có thể cho bé uống nước chanh hoặc trà nóng. Hãy cho trẻ uống một ít nước hầm gà để giúp dịu cơn đau. Với bé dưới 1 tuổi, mẹ không nên cho bé uống mật ong nhé. Quan trọng hơn. Lưu ý, cha mẹ cần cho bé uống nước ấm, không uống nước quá nóng vì dễ làm bé bị bỏng.

Làm mát cổ họng: Nếu bé trên 6 tháng thì mẹ có thể cho bé ăn sữa chua hoặc uống sữa lạnh. Mẹ nên đắp thêm khăn mát để giảm cảm giác đau và giúp giữ ẩm cho cơ thể. Hãy quan sát bé thật cẩn thận để tránh tình trạng bé bị sặc, ngạt thở khi uống.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối: Mẹ hãy pha 1/4 muỗng cà phê muối vào 250ml nước ấm. Sau đó cho bé súc miệng hàng ngày. Đây là cách chữa viêm họng vô cùng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao.

Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm: Để tránh bé bị khô họng, mẹ có thể dùng máy phun sương để tạo độ ẩm vào những ngày hanh khô. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho thêm một vài giọt tinh dầu như bạch đàn (khuynh diệp), húng tây… vào máy phun sương để giúp làm dịu cơn đau họng của bé.

Dùng thuốc giảm đau chữa viêm họng ở trẻ em: Một số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen được bác sĩ chỉ định dùng điều điều trị viêm họng cho trẻ. Cha mẹ nên cho bé đúng liều lượng chỉ định.

Cho trẻ uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc pha loãng như chanh – mật ong, trà gừng, trà hoa cúc, trà tinh dầu bạc hà… cũng giúp chữa viêm họng ở trẻ nhỏ rất hiệu quả. Tuy nhiên, hãy chú ý tới cách dùng và những nguyên liệu có phù hợp hay không trước khi cho con uống nhé!

Trường hợp viêm họng ở trẻ em cần đi gặp bác sĩ

Viêm Họng Ở Trẻ Em - Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Điều Trị
Trường hợp viêm họng ở trẻ em cần đi gặp bác sĩ

Nếu trẻ chỉ mắc các triệu chứng nhẹ thì bố mẹ không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, hãy cho con đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các tình trạng sau:

  • Đau họng kéo dài hơn 1 tuần.

  • Những bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi bị đau họng kèm sốt trên 38°C.

  • Nếu bé lớn hơn 3 tháng tuổi, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về tình trạng của trẻ.

  • Với những bé trên 6 tháng và sốt cao hơn 39°C.

Cách ngăn ngừa viêm họng ở trẻ em

Phụ huynh nên chú ý một số vấn đề sau để bé ngừa viêm họng:

  • Tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.

  • Không nên dẫn bé đến những nơi đông đúc vào mùa đông – xuân. Bởi đây là thời điểm mà bệnh viêm họng phát triển mạnh mẽ nhất.

  • Nếu cần phải ra ngoài, hãy giữ bé tránh xa những người bị bệnh.

  • Không để người bệnh tiếp xúc trực tiếp với miệng, mũi và mắt của trẻ. Đây là những vị trí mà vi khuẩn gây đau họng rất dễ xâm nhập vào cơ thể.

  • Thay bàn chải đánh răng của bé sau khi hết viêm vọng để ngăn ngừa bệnh quay trở lại.

Như vậy, những thông tin về nguyên nhân và cách phòng ngừa, điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em đã được chia sẻ. Hy vọng, chúng sẽ giúp các bậc phụ huynh phòng và có hướng điều trị bệnh cho bé hợp lý! Hismart với thành phần tự nhiên với nguyên liệu 100% từ New Zealand đồng hành cùng mẹ, chăm sóc bé yêu phát triển theo cách tự nhiên nhất. Hismart luôn cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Đọc thêm: Các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em và cách phòng ngừa

Đọc thêm: Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Chăm sóc và Phòng ngừa

Đọc thêm: Viêm xoang ở trẻ và những điều cần biết

Đọc thêm: Viêm Amidan ở trẻ và những điều cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay