Khi thời tiết thời đổi, trẻ em rất dễ bị mắc bệnh nhất là các bệnh về đường hô hấp. Phần lớn những bệnh thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng lại gây cản trở sinh hoạt, việc học hành của trẻ. Hơn nữa, nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng có thể gây biến chứng, ảnh hưởng cuộc sống sau này. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết hơn về một bệnh như vậy. Đó là viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Mời cha mẹ cùng tìm hiểu cách chăm sóc và phòng ngừa ngay sau đây nhé!
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh gì?
Viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ là tình trạng niêm mạc – màng lót trong mũi bị viêm. Tình trạng này xảy ra là do mũi dị ứng với các tác nhân bên trong và ngoài cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ giải phóng histamin, gây sưng, ngứa và tích tụ chất lỏng ở bên trong mũi.
Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết lạnh, môi trường xung quanh bị ô nhiễm. Một số biểu hiện khi trẻ mắc bệnh như: ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, trẻ sơ sinh có thể quấy khóc vào ban đêm.
Đây là một bệnh khá phổ biến ở trẻ, dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Có thể kể đến như viêm tai, viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản…
Viêm mũi dị ứng có thể xảy ra quanh năm hoặc theo mùa. Ở miền Bắc Việt Nam, thời tiết đa mùa đông, xuân khi phấn hoa phát tán nhiều và không khí quá ẩm thấp khiến nấm mốc dễ phát triển cũng là lúc bệnh dễ tái phát nhất.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ là do cơ thể phản ứng khi gặp các vật lạ. Ví dụ như bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi như chó mèo, bào tử nấm hay khi thời tiết thay đổi. Những tác nhân này sẽ đóng vai trò như một kháng nguyên không hoàn toàn. Khi chúng gặp kháng thể (có trong cơ thể) tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng.
Thông thường, bệnh dễ xuất hiện hơn ở những trẻ có cơ địa dị ứng. Bởi thế nên cùng một tác nhân gây kích ứng, nhưng có trẻ bị bệnh nhưng cũng có trẻ không bị. Bệnh này thường hay gặp ở trẻ nhỏ vào mùa đông – xuân.
Hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị
Để có hướng điều trị hợp lý và kịp thời, khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi đột ngột, cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa tai mũi họng càng sớm càng tốt. Tránh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng. Việc dùng thuốc đôi khi chỉ có thể điều trị giảm bớt triệu chứng tức thời mà không có hiệu quả điều trị triệt để.
Việc cha mẹ cần làm tiếp theo đó là chính là tìm hiểu nguyên nhân dị ứng cho trẻ. Với một số trường hợp, cha mẹ có thể hạn chế bằng cách không cho trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như không trồng hoa quanh nhà, không nuôi hoặc không cho chó mèo tiếp xúc gần với trẻ. Tránh để trẻ trong môi trường có khói thuốc, hay đến những nơi khói bụi, gió lùa, ẩm thấp…
Mục tiêu điều trị bệnh viêm mũi dị ứng là giúp trẻ giảm các triệu chứng. Đồng thời lựa chọn các loại thuốc hiệu quả. Thuốc điều trị bệnh lý về mũi được phân thành 2 loại: Thuốc uống và thuốc dùng tại chỗ (phun sương hoặc xông vào mũi).
Nhóm thuốc uống
Một số loại thuốc uống trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em bao gồm:
-
Thuốc kháng histamin điều trị dị ứng như: clorpheniramin, cetirizin, loratadin. Các loại thuốc này sẽ giúp làm giảm triệu chứng ngứa mũi, sổ mũi và chảy nước mắt. Tuy nhiên, chúng lại không có tác dụng với triệu chứng nghẹt mũi.
-
Hay thuốc kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn mũi.
-
Các loại thuốc uống glucocorticoid chỉ dùng khi bị viêm mũi xoang nặng và mạn tính.
Nhóm thuốc dùng tại chỗ
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ nên dùng thuốc nhỏ mũi hoặc phun xịt NaCl 0,9% (nước muối sinh lý). Dung dịch này có tác dụng giúp thông, sạch mũi.
Phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Cha mẹ cần thực hiện một số việc sau:
-
Sử dụng nước muối sinh lý hay nước biển phun sương để rửa mũi hàng ngày cho trẻ. Nhất là lúc trẻ vừa đi ra ngoài về.
-
Bôi kem giữ ẩm vùng da dưới mũi nhằm tránh làm trầy xước da trẻ khi lau nước mũi.
-
Dùng máy tạo độ ẩm trong không khí để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu không có máy, có thể dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé trước khi ngủ. Hơi ẩm có thể làm giảm tình trạng bị tắc mũi tạm thời, giúp trẻ dễ chịu hơn.
-
Nếu trẻ dễ bị dị ứng mũi thì hạn chế trồng hoa trong khuôn viên gia đình. Đồng thời cũng không nên nuôi chó mèo. Nếu có nuôi hãy nhốt chúng lại và hạn chế đến mức tối đa cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.
-
Vệ sinh định kỳ những vật dụng vải dễ bám bụi như chăn, gối, giường đệm, rèm thảm, vải bọc ghế…
-
Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là sau khi ăn.
-
Thời điểm giao mùa, khi thời tiết chuyển lạnh cần giữ ấm cho trẻ. Đặc biệt là vùng mũi, cổ họng và tay chân.
-
Thiết lập chế độ dinh dưỡng với nhiều rau xanh, hoa quả, uống đủ nước. Từ đó giúp trẻ tiếp nhận đủ vitamin để tăng sức đề kháng.
Với trẻ dưới 3 tháng có dấu hiệu bị sổ mũi và viêm mũi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra kịp thời. Giai đoạn này dấu hiệu viêm mũi và cúm ở trẻ nhỏ rất giống nhau. Vậy nên không thể chẩn đoán bằng mắt thường.
Trên đây là những chia sẻ về viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Hy vọng cha mẹ có cách phòng ngừa và điều trị sớm để trẻ luôn khỏe mạnh nhé! Hismart với thành phần tự nhiên với nguyên liệu 100% từ New Zealand đồng hành cùng mẹ, chăm sóc bé yêu phát triển theo cách tự nhiên nhất. Hismart luôn cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.
Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa thu đông
Xem thêm: Viêm da dị ứng ở trẻ em: Phân loại, điều trị và phòng ngừa
Xem thêm: Hướng dẫn trị cảm củm ở trẻ sơ sinh cho mẹ
Xem thêm: Các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em và cách phòng ngừa