Viêm Da Dị Ứng Ở Trẻ Em: Phân Loại, Điều Trị Và Phòng Ngừa

Viêm da dị ứng có thể khiến trẻ nhỏ bị ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Hơn nữa, nếu việc điều trị không hợp và dứt điểm sẽ khiến bệnh dai dẳng, đeo bám trẻ đến tận khi trưởng thành. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ bệnh này và có những phương án chăm sóc trẻ hợp lý. Bài viết sau đây sẽ giải đáp ngay cho bạn về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em. Mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi nhé!

Các dạng viêm da dị ứng ở trẻ em

Viêm Da Dị Ứng Ở Trẻ Em: Phân Loại, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Các dạng viêm da dị ứng ở trẻ em

Viêm da dị ứng của trẻ là căn bệnh phổ biến và xuất hiện ở khoảng 20% trẻ trên thế giới. Trong đó, phổ biến là các dạng của bệnh như sau:

Dạng 1 của viêm da dị ứng ở trẻ

Đây là một bệnh lý tổn thương da mãn tính khiến da bị khô rát, ngứa và nổi sần rất khó chịu. Bệnh có thể tái phát liên tục, dễ biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm. Điều này gây ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của trẻ mắc bệnh.

Viêm da dị ứng hay còn còn có tên khác là viêm da cơ địa. Mặc dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng khiến người bệnh bị cản trở trong cuộc sống. Bệnh được chia thành 2 cấp độ gồm:

  • Viêm da cơ địa cấp tính: Biểu hiện là nổi những đốm ban đỏ hình tròn, bong trợt da. Trên bề mặt da có mụn nước, phù nề và rất ngứa.

  • Viêm da cơ địa mãn tính: Biểu hiện là những nốt sần đỏ, bong vảy, gây rối loạn sắc tố da. Kèm theo đó là hiện tượng chảy nước vàng cực kỳ khó chịu.

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em thường là:

  • Tiền sử trong gia đình có người bị bệnh chàm da, viêm da dị ứng, nổi mày đay, viêm mũi dị ứng. Vậy nên khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải những căn bệnh này.

  • Những trẻ có cơ địa dị ứng khi gặp phải các tác nhân gây bệnh từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Từ đó làm bệnh tiến triển nặng hơn thành viêm da thể cấp tính, mạn tính.

  • Do sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là vào mùa lạnh, bệnh càng dễ xuất hiện.

Dạng 2: Nổi mề đay

Biểu hiện của dạng bệnh này là trẻ xuất hiện các nốt sần đỏ, sưng tấy, hình dạng không rõ ràng. Trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Hoặc trẻ có những triệu chứng như sốt, chóng mặt, khó thở, phù mạch, chủ yếu ở tay, chân, miệng và mí mắt.

Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn, nhiễm virus qua da, đường hô hấp vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu. Hoặc do trẻ bị dị ứng với thức ăn, hải sản hay dị ứng thuốc. Hoặc cũng có thể do tiếp xúc với các chất gây dị ứng như phấn hoa, vết chích côn trùng, lông vật nuôi, các chất hóa học và thay đổi thời tiết.

Dạng 3: Phát ban

Nguyên nhân thường là do chất histamin làm vùng da nông bị sưng đỏ, ngứa. Các vết này có thể thay đổi về kích thước, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Dạng 4: Phù mạch

Phù mạch là sưng lớp da sâu, đôi lúc xuất hiện kèm với triệu chứng phát ban. Phù mạch không đỏ, không ngứa và thường xuất hiện tại các vị trí mô mềm như mi mắt, miệng và bộ phận sinh dục. Phát ban và phù mạch có thể xuất hiện cùng chỗ hoặc tách biệt trên cơ thể. Nguyên nhân là do phản ứng của các chất hóa học ở lớp da sâu hơn. Các chất này thường được dự trữ trong tế bào mast của cơ thể trẻ nhỏ.

Dạng 5: Viêm da tiếp xúc

Đây là viêm da khi một số hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da trẻ gây ban. Nguyên nhân có thể do phản ứng dị ứng hoặc không dị ứng.

Điều trị cho trẻ khi bị viêm da dị ứng

Một số phương pháp điều trị viêm da dị ứng ở trẻ như sau:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hay thuốc làm ẩm loại dành riêng cho trẻ nhỏ.

  • Dùng thuốc bôi Steroid, thuốc kháng Histamin để giảm cơn ngứa. Hay uống thuốc kháng sinh như Bactroban, Centany… để chống nhiễm trùng ngoài da, vỡ mụn nước. Tuy nhiên, chỉ sử dụng các loại thuốc này cho trẻ khi có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám sớm và ngăn chặn tình trạng ngứa và kích ứng da.

  • Tắm cho trẻ hàng ngày, sau đó lau khô và giữ da luôn khô ráo. Lưu ý không mặc quần áo quá chật cho trẻ trong thời gian bị bệnh.

Cách phòng ngừa viêm da dị ứng cho trẻ em

Viêm Da Dị Ứng Ở Trẻ Em: Phân Loại, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Cách phòng ngừa viêm da dị ứng cho trẻ em

Để phòng ngừa bệnh gây khó chịu cho trẻ, bạn cần chú ý:

  • Giữ cơ thể và da trẻ khô ráo, thoáng mát, tránh để ẩm ướt.

  • Tạo cho trẻ thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ.

  • Tránh để căng thẳng, quấy khóc, thiếu ngủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da.

  • Quần áo, đồ dùng của trẻ phải luôn vệ sinh sạch sẽ. Quần áo nên chọn loại vải chất liệu mềm mịn, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.

  • Luôn giữ vệ sinh làn da của trẻ thật cẩn thận với nước sạch. Xà bông nên chọn các loại có nguyên liệu tự nhiên lành tính. Hoặc sử dụng một số loại sữa tắm dành riêng cho trẻ nhỏ.

  • Người chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh cơ thể, nhất là vùng bàn tay tiếp xúc thật sạch sẽ.

  • Cho trẻ uống đủ lượng nước cần thiết, tránh để thiếu nước gây khô da.

  • Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn gây dị ứng. Một số trẻ có cơ địa dị ứng với hải sản có vỏ, gà, bò, đồ lên men, đồ hộp…

  • Tránh lạm dụng các loại thuốc bôi, dưỡng da cho trẻ nếu không thực sự cần thiết.

  • Tránh cho trẻ ở tiếp xúc và ở gần với động vật hay các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, dễ gây dị ứng. Ví dụ như thú nhồi bông, chổi lông, áo len, đồ bằng len dạ, vật nuôi (chó, mèo)…

Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm da dị ứng ở trẻ em. Hy vọng, cha mẹ đã nắm rõ cách phòng ngừa bệnh để con trẻ luôn được an toàn nhé! Hismart với thành phần tự nhiên với nguyên liệu 100% từ New Zealand đồng hành cùng mẹ, chăm sóc bé yêu phát triển theo cách tự nhiên nhất. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay