Bé chậm nói – Nắm chắc 3 bí kíp xử lý hiệu quả nhất

Thống kê cho thấy cứ 5 trẻ thì có một trẻ phát triển lời nói và ngôn ngữ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Đôi khi vấn đề chỉ là do tốc độ phát triển của con chậm hơn so với các bạn nhưng bé chậm nói cũng có thể do một số vấn đề khác mà cần sự can thiệp của các chuyên gia. Bài viết sẽ cung cấp cho mẹ một số thông tin khi xử lý vấn đề chậm nói của con.

Cách mẹ xác định bé chậm nói

“Tất cả trẻ em phát triển theo tốc độ của chúng” là cụm từ phổ biến mà cha mẹ thường gặp khi tìm kiếm thông tin giải thích cho sự chậm phát triển ở trẻ. Mặc dù trẻ phát triển theo tốc độ riêng của chúng nhưng ở một mức độ nào đó luôn có những cột mốc nhất định để xem xét quá trình phát triển ở trẻ.

Các mốc ngôn ngữ quan trọng ở trẻ

bé chậm nói
Các cột mốc phát triển của con

Những thông tin dưới đây có thể giúp các bậc phụ huynh kiểm tra xem vốn từ của con bạn có phù hợp và đạt chuẩn so với lứa tuổi hiện tại hay không.? Nếu con không đạt những tiêu chuẩn về ngôn ngữ thì mẹ nên đưa con đến khám tại các trung tâm y tế gần nhất.

Các tiêu chuẩn mẹ có thể tham khảo như sau:

  • Trẻ 18 tháng nên sử dụng ít nhất 20 từ bao gồm các loại từ khác nhau, chẳng hạn như danh từ (“bố”, “mẹ”), các động từ (“ăn”, “đi”), các từ xã giao (“xin chào”, “tạm biệt”)
  • Trẻ 24 tháng nên sử dụng ít nhất 100 từ và kết hợp 2 từ với nhau. Những tổ hợp từ này phải do trẻ tự tạo ra và không phải những tổ hợp “khối ngôn ngữ được ghi nhớ”( có thể lấy ví dụ như “tạm biệt”, “cảm ơn”… ). Ví dụ về những cụm từ đúng là “ăn bánh quy”, “tay bẩn”…  

Nguyên nhân bé chậm nói

Một số trẻ chậm nói có thể do một số vấn đề tiềm ẩn về phát triển từ nhỏ gây nên hoặc cũng có thể do vấn đề về tâm lý gây nên. Muốn xác định nguyên nhân bé chậm nói chính xác thì phụ huynh cần tới sự trợ giúp từ các chuyên gia. Dưới đây là 4 trong số các nguyên nhân khiến bé chậm nói.

Các vấn đề về vận động miệng

bé chậm nói
Các vấn đề về miệng

Bé chậm nói thường xảy ra khi có vấn đề ở vùng não kiểm soát các cơ chịu trách nhiệm về lời nói. Kết quả là, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tạo âm thanh vì chúng không thể phối hợp chuyển động của môi, lưỡi và hàm. 

Khi não không có sự giao tiếp với các cơ mặt – tình trạng này gọi là apraxia, có nghĩa là trẻ không thể cử động các cơ cần thiết để nói. Một số chứng rối loạn hoạt động khác ở trẻ ví dụ như chứng rối loạn vận ngôn xảy ra khi các cơ kiểm soát mặt, môi và lưỡi quá yếu để hoạt động bình thường.

Ngoài ra bé chậm nói có thể do một số dị tật bẩm sinh liên quan đến miệng như sứt môi, hở hàm ếch…

Tự kỷ

bé chậm nói
Bé chậm nói do tự kỷ

Tự kỷ cũng là một trong số các nguyên nhân khiến bé chậm nói. Một nghiên cứu cho thấy cứ 166 trẻ thì sẽ có 1 trẻ bị mắc bệnh tự kỷ không thể nói như các bạn đồng trang lứa. Rối loạn phổ tự kỷ ảnh hưởng đến trẻ theo nhiều cách khác nhau.

Trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong giao tiếp phi ngôn ngữ, do đó chúng sẽ gặp khó khăn trong việc biểu đạt yêu cầu của bản thân đến mọi người xung quanh.

Ngoài ra chứng tự kỷ còn ảnh hưởng đến sự chậm phát triển ngôn ngữ của trẻ: Những người khác có thể không hiểu hoặc cảm thấy những đứa trẻ này thật khó hiểu vì chúng thường có xu hướng lặp đi lặp lại các câu nói, các cụm từ giống nhau mà không có ý nghĩa trong hoàn cảnh nói.

Các vấn đề về thính giác

bé chậm nói
Bé gặp vấn đề về thính giác

Các vấn đề về thính giác rất có thể là nguyên nhân gây nên sự chậm nói của con bạn. Tình trạng này ở trẻ còn được gọi là chứng rối loạn xử lý thính giác khiến trẻ không nghe được từ đó không nói được. Khi trẻ gặp các vấn đề về thính giác chúng thường có xu hướng gặp khó khăn trong việc nói, nghe, hiểu và bắt chước những gì mà người lớn làm.

Thiểu năng trí tuệ

bé chậm nói
bé gặp vấn đề về trí não

Trẻ bị thiểu năng trí tuệ thường bị chậm phát triển trên mọi mặt. Bé không chỉ bị chậm nói mà còn mắc các vấn đề liên quan đến nhận thức với thế giới bên ngoài. 

Những đứa trẻ này có thể gặp khó khăn trong việc tạo ra hoặc phát ra những từ mà người khác có thể hiểu được. Chúng cũng gặp khó khăn trong việc sắp xếp trật tự các từ, các câu tạo thành một lời nói có nghĩa.

Bé chậm nói phải làm sao?

Bé chậm nói phải làm sao?” là câu hỏi được nhiều phụ huynh băn khoăn khi con mắc vấn đề về ngôn ngữ. Bài viết sẽ giúp phụ huynh giải đáp thắc mắc về cách khắc phục việc bé chậm nói hiệu quả.

Trẻ chậm nói có thể tự học được không?

bé chậm nói
Có nên để bé tự học nói không?

Bé chậm nói chỉ là con đang gặp một số vấn đề về ngôn ngữ còn lại nhận thức và thể chất của con vẫn phát triển bình thường (trừ những trường hợp con gặp các bệnh khuyết tật bẩm sinh). Vậy nên nếu cố gắng con vẫn có thể tự mình bắt kịp các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể bác bỏ những rủi ro cho thấy trẻ vẫn tiếp tục gặp các khó khăn về ngôn ngữ bao gồm:

  • Bé luôn yên tĩnh như một đứa trẻ sơ linh và luôn lẩm bẩm nhỏ trong miệng.
  • Tiền sử các bệnh liên quan đến tai.
  • Không thể liên kết ngôn ngữ và hành động khi chơi.
  • Kỹ năng xã hội kém ( khó khăn trong việc giao tiếp với bạn bè).
  • Chậm hiểu hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
  • Bé giao tiếp bằng cử chỉ và không thích giao tiếp bằng lời nói.
  • Không bắt chước sao chép từ ngữ từ bố mẹ và mọi người xung quanh.

Nếu trẻ mới biết đi mà vốn từ của trẻ quá ít so với các bạn đồng trang lứa thì cách tốt nhất là cha mẹ nên đưa trẻ tới gặp các chuyên gia để có những giải pháp hợp lý giúp con điều trị hiệu quả. Việc tự khắc phục chứng chậm nói của trẻ tại nhà tồn tại rất nhiều rủi ro mà mẹ nên tránh.

Cách dạy bé chậm nói hiệu quả

Khi bé chậm nói thì cha mẹ chính là những trợ thủ đắc lực đồng hành cùng con trên con đường khắc phục những khiếm khuyết này. dưới đây là những cách dạy bé chậm nói hiệu quả phụ huynh có thể tham khảo

Nói chuyện với con nhiều hơn

bé chậm nói
Nói chuyện với con

Phụ huynh dạy con học nói để cải thiện khả năng giao tiếp của con. Đây là cách trị cho bé chậm nói hiệu quả và vô cùng công hiệu. Cha mẹ sẽ dành nhiều thời gian ở bên con, chia sẻ cùng con, tâm sự cùng con ngay cả khi trẻ có phản ứng lại hay không. Thông thường, con sẽ có những biểu hiện hứng thú và tập trung vào những gì cha mẹ nói và sau đó trẻ sẽ cố gắng để đáp lại bằng những từ đơn giản, dần dà bé sẽ bắt chước ba mẹ và đáp lại bằng những câu nói phức tạp hơn. Tuy nhiên, cha mẹ phải vô cùng kiên nhẫn với con vì việc này đối với những đứa trẻ bình thường đã khó mà đối với những bé chậm nói còn khó hơn gấp vạn.

Khi nói chuyện với con cha mẹ cần nói to rõ từng chữ đồng thời kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. Điều này giúp con hứng thú và nắm bắt câu chuyện dễ dàng hơn.

Đọc sách cho trẻ nghe

bé chậm nói
Đọc sách cho trẻ

Việc đọc sách có ý nghĩa vô cùng to lớn với bé chậm nói. Nó giúp mở rộng vốn từ ngữ của con và xây cho con một trí tưởng tượng phong phú về thế giới qua những trang sách.

Mẹ có thể đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích, những vần thơ ngộ nghĩnh hay những sách khoa học nhiều màu sắc để con mở mang thêm vốn từ để nói chuyện với bố mẹ.

Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người

Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người
Cho trẻ tiếp xúc vớ nhiều người

Đừng nhốt con trong thế giới của riêng mình mà hãy cho con tự khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Việc kết bạn và chơi cùng mọi người giúp con mạnh dạn hơn trong giao tiếp từ đó giúp con năng động và phát triển ngôn ngữ tốt nhanh hơn.

Điều quan trọng nhất khi xử lý tình trạng bé chậm nói mà mẹ cần nhớ đó là việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ tạo ra sự khác biệt to lớn. Không phải đứa trẻ nào sinh ra đều được may mắn hoàn hảo như mọi người. Vậy nên nếu con có không may gặp các khiếm khuyết về ngôn ngữ cha mẹ hãy trở thành người bạn đồng hành cùng con. Chúng tôi tin rằng chỉ cần cố gắng thì phép nhiệm màu sẽ xảy ra. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay