Em bé học nói như thế nào để biết nói nhanh hơn?

Nuôi con là cả một hành trình dài, những bước chân đầu tiên, rồi khi con gọi bố mẹ, tất cả đều là những kỷ niệm đẹp mà bên trong xen lẫn cả niềm vui và công sức của cha mẹ. Giai đoạn trẻ tập nói là một giai đoạn đặc biệt quan trọng mà cha mẹ cần đặc biệt chú trọng. Vậy làm cách nào để em bé học nói nhanh hơn? Hãy cùng xem thêm ở bài viết dưới đây nhé!

Con chậm nói nguyên nhân do đâu?

Khi thấy những đứa trẻ khác cùng lứa với con mình đã bắt đầu bập bẹ những biếp nói đầu tiên mà con mình vẫn chưa thấy có phản ứng gì, hẳn nhiều cha mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng và bắt đầu đưa con đưa bác sĩ.

Tuy nhiên, để xác định xem con bạn có bị chậm nói hay không bạn cần xác định lại thời điểm điểm trẻ bắt đầu làm quen và nói được từ ngữ đầu đời. Nếu như trẻ nói được nhưng chỉ là phát lại âm thanh của người lớn hay chỉ “a, e, ê, ô..” thì đó mới chỉ là bập bẹ. Chỉ khi nào em bé biết nói đúng ngữ cảnh và đúng đối tượng, bé ý thức được nội dung trò chuyện thì đó mới là biết nói. 

Thông thường vào khoảng 10 – 14 tháng bé sẽ bắt đầu bập bẹ, “ê, a”. Sau đó bé sẽ bắt đầu gọi ba, mẹ, các người thân trong gia đình và thêm được 2, 3 câu dài một chút. Đến khi bé tuổi 2 đã bắt đầu nói được câu dài rồi và 3 tuổi trẻ đã có thể nói, hát đầy đủ, cách dùng câu của bé cũng rõ ràng linh hoạt hơn. 

Về chứng chậm nói ở trẻ có thể chỉ đơn giản bé chậm nói do những người xung quanh không tập nói cùng bé nhưng cũng có thể do nguyên nhân nghiêm trọng hơn là xuất phát từ não bộ. Một số trẻ bị rối loạn tự kỷ không được phát hiện kịp thời dẫn đến khi lớn lên con khó hòa nhập và giao tiếp khó khăn. Tuy nhiên, nếu can thiệp kịp thời trước 3 tuổi sẽ đem lại hiệu quả hết sức tích cực.

em bé học nói
Làm sao cho bé nhanh biết nói?

 

Chính vì vậy, việc đồng hành cùng con trong quá trình học nói là vô cùng quan trọng. Nếu con có bất kỳ biểu hiện chậm nói nào, cha mẹ hãy đưa con đến để chuyên gia tư vấn và tìm hướng giải quyết.

Tầm quan trọng của cách dạy con tập nói

Ngay từ trước khi học nói, trẻ đã bắt đầu khám phá thế giới qua lăng kính của chúng khi chơi, khi ăn, khi tắm và cả đi ngủ. Vì vậy chúng hiểu được cách thức vận hành của mọi vật xung quanh. 

Mặc dù đối với người lớn chúng ta chơi chỉ đơn giản là niềm vui, là sự thú vị nhưng đối với con, chơi còn là cả quá trình học hỏi. Đặc biệt là khi học nói. Khi chúng ta kết hợp trò chơi hỗ trợ con học nói thì em bé học nói sẽ nhanh hơn.

Tầm quan trọng của việc dạy em bé học nói
Tầm quan trọng của việc dạy em bé học nói

Ngược lại, nhiều người có quan niệm cứ để con lớn rồi tự biết nói, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm bé chậm nói, thậm chí không phát hiện ra bệnh lý của bé. Vì vậy, cha mẹ phải quan tâm và theo sát con trong giai đoạn tập nói này, không được quát, mắng, gây sợ hãi cho con. 

Một số cách dạy trẻ nhanh biết nói

Câu chuyện làm sao cho bé nhanh biết nói khiến cho nhiều ông bố bà mẹ phải đau đầu vì chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Dưới đây là một vài phương pháp cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con mình. 

  • Tích cực trò chuyện với trẻ

Đây là cách có hiệu quả vô cùng to lớn. Bố mẹ có thể dùng những câu bỏ ngỏ cho con ghép từ hoặc hỏi các câu hỏi dễ trả lời như: “cái áo này xinh thế nhỉ?”; “Để mẹ hát cho nghe nhé!”… Ở giai đoạn dưới 1 tuổi hầu như bé chỉ có thể ê a mấy tiếng nên bố thường là sẽ độc thoại. Tuy nhiên, đây là cách cho con làm quen với ngôn ngữ và biết nói nhanh hơn và linh hoạt hơn.

khi nào em bé biết nói
Nói chuyện để cùng em bé học nói
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé nghe

Không có đứa trẻ nào là không thích nghe kể chuyện cả. Khi bố mẹ kể chuyện cho con vừa giúp con phát triển tư duy và trí tưởng tượng, vừa là hình thức cho con làm quen với việc nói.

khi nào em bé biết nói
Đọc sách cùng con
  • Hát cho trẻ nghe

Bố mẹ có thể hát ru, hát các bài hát thiếu nhi để bé được ở rộng vốn từ vựng. Cha mẹ không cần lo lắng về chất lượng giọng hát của mình bé chẳng cần hát hay mà bé thích ca hát và giai điệu.

  • Cho trẻ nghe nhạc

Trẻ nhỏ thường rất thích nghe ca nhạc, những âm thanh, giai điệu vui tươi, rộn ràng. Điều này rất tốt cho việc bé vận động, giao tiếp và tập nói của bé khi em bé học nói.

Cho bé nghe nhạc để kích khả năng ngôn ngữ của bé
Cho bé nghe nhạc để kích khả năng ngôn ngữ của bé
  • Thường xuyên chơi cùng con

Dù bận rộn đến đâu cha mẹ hãy cố gắng thay phiên và cùng nhau chơi cùng với con. Trong quá trình chơi cũng là lúc kích thích tư duy và tế bào vận động của bé; đồng thời bé cũng sẽ nhờ vả bố mẹ lấy giúp vật này, vật kia. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho con chơi với các bé gần bằng tuổi cho bé học cách hòa đồng và giao tiếp với bạn bè để làm sao cho bé nhanh biết nói.

  • Đưa con ra ngoài nhiều hơn 

Cha mẹ có thể cho con đi chơi ở những khu vui chơi, công viên hay địa điểm lý tưởng nhất là vườn thú. Tại vườn thú có nhiều con vật lạ mắt với các bé, kích thích bé hỏi nhiều hơn, nói nhiều hơn. Từ đó, bé cũng trở nên mạnh dạn và tự tin lên rất nhiều.

làm sao cho bé nhanh biết nói
Cho trẻ ra ngoài chơi để em bé học nói
  • Không chê bé

Dù trẻ có nói chậm, cha mẹ vẫn cần phải khích lệ tinh thần bé để bé nói chuyện nhiều hơn. Không được quát, chê bé gây cho bé tâm lý sợ hãi, không dám nói chuyện.

  • Hạn chế cho bé dùng thiết bị điện tử 

Theo các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trẻ càng hay sử dụng thiết bị di động thì càng dễ có mắc nguy cơ về ngôn ngữ và diễn đạt. Bởi, khi có thiết bị di động để chơi bé sẽ trở nên không muốn chơi với người khác, không thích nói chuyện và khép kín hơn.

  • Chơi đố vui với bé

Cha mẹ sẽ giơ bảng hình, hoặc 1 đồ vật nào đó trong nhà và hỏi bé: “Đây là gì?”. Bé sẽ bắt đầu phải suy nghĩ và nói chuyện. 

Các lưu ý khi tập nói với bé

Để việc biết nói của con diễn ra sớm hơn, cha mẹ có thể lưu tâm những vấn đề sau: 

  • Bắt đầu tập sớm 

Trẻ đã có thể bắt đầu cảm ứng âm thanh được từ trong bụng mẹ. Vì vậy, cha mẹ hãy bắt đầu nói chuyện với con càng sớm càng tốt để con được làm quen với ngôn ngữ và cách nói chuyện. 

  • Để ý tới các thứ và con chú ý 

Bố mẹ hãy để ý xem bé có đang bị vật gì thu hút hoặc đang chơi với đồ vật gì. Từ đó, đưa ra các lời gợi cho con như: cho mẹ mượn được không? cái oto này xinh nhỉ? Màu gì đây con…

  • Tương tác với trẻ

Kể cả khi bé chỉ trả lời được ê a, cha mẹ vẫn phải tương tác lại với con. ví dụ như: đúng rồi! đây là con gà… cho đến khi nào em bé biết nói. Qua đó, bé cũng có động lực nói chuyện nhiều hơn.

Như vậy, bài viết đã đưa ra một vài cách hỗ trợ em bé học nói. Mong rằng bài viết có ích với tất cả bạn đọc trong quá trình đồng hành cũng con trong giai đoạn con học nói. Hãy thường xuyên đón đọc các bài viết mới của Hismartmilk.vn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay