Trẻ Cần Kiêng Gì Khi Bị Bệnh Chân Tay Miệng

Chân tay miệng là một căn bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở trẻ em. Đặc biệt là những đứa trẻ dưới 5 tuổi. Để phòng tránh và chữa trị bệnh một cách nhanh chóng thì kiêng kị là một việc làm quan trọng và rất cần thiết. Vậy căn bệnh này xuất hiện ở trẻ thì cần kiêng kị gì? Theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm cho bản thân.

Trẻ Cần Kiêng Gì Khi Bị Bệnh Chân Tay Miệng

Con đường lây lan bệnh chân tay miệng

Nhiễm trùng Coxsackievirus A16 là nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này. Đây là một loại virus thuộc nhóm Nonovio Enterovirus. Trong đó, thức ăn sẽ là nguồn lây nhiễm chính của virus này. Người bình thường tiếp xúc với người bệnh có thể bị lây lan qua các con đường sau:

  • Nước bọt, dịch tiết nước bọt

  • Không khí

  • Chất lỏng của mụn nước khi bị vỡ ra

  • Dịch tiết ra ở mũi hay dịch họng khi nói chuyện

>> Xem thêm: Lich Tiem Chung Cho Be Tu 0 Den 6 Tuoi ĐÚNG & ĐỦ Mẹ Nên Biết

Phân loại bệnh chân tay miệng theo 4 cấp độ

Cấp độ 1

Đây là một cấp độ nhé. Khi đang ở cấp độ 1, trẻ thường chỉ bị tổn thương da nhẹ hoặc loét miệng.

Trẻ Cần Kiêng Gì Khi Bị Bệnh Chân Tay Miệng

Cấp độ 2

Ở cấp độ 2, căn bệnh bắt đầu có biến chứng tim mạch và trên dây thần kinh. Cấp độ này được chia thành 2 phân độ nhỏ hơn:

  • Phân độ 1: Trẻ có biểu hiện sau: Bị sốt trên 2 ngày (khoảng 39 độ C) kèm theo quấy khóc, nôn trớ, lừ đừ và khó ngủ. Ngoài ra, bé có thể bị giật mình dưới 2 lần/30 phút.

  • Phân độ 2: Trẻ có những biểu hiện nặng hơn, phức tạp hơn. Các dấu hiệu nổi bật là ngủ gà, sốt cao, triệu chứng thất điều, rung giật mắt, yếu chi hay liệt thần kinh sọ…

Cấp độ 3

Ở cấp độ này, trẻ có biến chứng tim mạch, thần kinh và hô hấp nặng.

  • Huyết áp của trẻ tăng lên

  • Toàn thân lạnh nhưng vẫn vã mồ hôi

  • Mạch đập nhanh. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể mạch chậm (đây là một dấu hiệu cho thấy bệnh rất nặng)

  • Rối loạn tri giác ở trẻ

  • Thở nhanh, nhịp bất thường

Cấp độ 4

Đây là cấp độ khi căn bệnh xuất hiện triệu chứng sốc.

  • Trẻ thở nấc, thậm chí khó thở

  • Phù phổi cấp, có thể tím tái

  • Trẻ xuất hiện biểu hiện sốc (có nghĩa là mạch và huyết áp đều bằng 0)

Trẻ em cần kiêng gì khi bị bệnh chân tay miệng?

Không cho trẻ ăn đồ cay, nóng và đặc

Một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ sẽ giúp con có sức đề kháng tốt hơn. Từ đó có thể chống chọi với nhiều căn bệnh khác nhau. Việc mẹ cho con ăn đồ đặc hay cay nóng sẽ khiến con cảm thấy khó chịu. Đặc biệt, bé sẽ bị đau ở vùng miệng. Bên cạnh đó, những loại hoa quả có chứa axit như chanh, cam cũng nên hạn chế cho bé ăn. Khi trẻ tiếp xúc nhiều với các đồ ăn đó, tình trạng đau sẽ kéo dài. Vì thế tâm lý sợ hãi của con sẽ xuất hiện khiên con bỏ ăn, không muốn ăn và sức khỏe bị suy giảm.

Trẻ Cần Kiêng Gì Khi Bị Bệnh Chân Tay Miệng
Tránh đồ ăn cay nóng khi trẻ bị bệnh

Thay vào đó, hãy cho con ăn đồ ăn vừa phải, tránh ăn mặn. Tốt nhất thức ăn phải mềm và nguội để bé ăn dễ dàng hơn. Đặc biệt, cho con uống thêm các loại vitamin va khoáng chất theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Không ép trẻ ăn nhiều

Mẹ không nên cưỡng ép con mỗi khi chúng từ chối ăn. Ép trẻ ăn sẽ khiến con sợ hãi. Nếu cần phải nạp dưỡng chất vào cơ thể bé, hãy cho con uống sữa hay ăn các loại sữa chua để bù lại. Chú ý cho con ăn thêm nhiều loại hoa quả để tăng cường vitamin trong cơ thể bé. Và hãy nhớ, tránh những loại quả có vị chua.

Không cần cho trẻ kiêng nước

Nhiều bố mẹ nghĩ rằng, khi bị chân tay miệng, cần phải cho con kiêng nước. Tuy nhiên, điều này là sai. Khi bé mắc bệnh, ba mẹ vẫn phải vệ sinh cơ thể bình thường cho bé. Nhưng phải sử dụng bằng nước ấm. Lưu ý cần phải nhẹ tay để không làm vỡ các bọng nước trên da của con. Việc vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm sẽ hạn chế được vi khuẩn, từ đó giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn. Bên cạnh đó, khu vực tắm cho con phải được vệ sinh sạch sẽ và khép kín để tránh gió.

Trẻ Cần Kiêng Gì Khi Bị Bệnh Chân Tay Miệng

Không cho trẻ chơi chung đồ chơi

Khi trẻ bị bệnh, tuyệt đối không được cho con chơi chung đồ chơi với những người khác. Việc làm này giúp phòng tránh lênh bệnh cho những người xung quanh. Thêm nữa, bố mẹ không cho con ngậm ti giả hay cắn các đồ chơi. Tất cả các đồ dùng của trẻ phải được khử khuẩn và vệ sinh thường xuyên.

Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ

Các bé thường sẽ bị đau và quấy khóc, không chịu ngủ khi mắc căn bệnh này. Vì thế, mẹ hãy kiên nhẫn và cần dỗ dành, an ủi con để bé có thể ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bệnh nhanh lành hơn. Trong khi con ngủ, mẹ cần để ý đến các biểu hiện của con. Khi có dấu hiệu bất thường, hãy thông báo ngay với bác sĩ để có thể giải quyết kịp thời.

Trẻ cần phải được cách ly

Đây là một căn bệnh rất dễ lây lan. Vì thế, hãy cho trẻ cách ly với người xung quanh càng sớm càng tốt. Nên cho con ở một phòng riêng được vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời, chế độ chăm sóc cần phải phù hợp và khoa học để gips bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

>> Xem thêm: Mách Ngay Cho Mẹ 3 Loại Sản Phẩm Giúp Bé Ăn Ngon Hấp Thu Tốt

HISMART – SỮA NEWZELAND KHÔNG DẬY THÌ SỚM

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Hotline: 1900.055.569 – 097 960 5277

  • Fanpage: https://www.facebook.com/hismart.milk

  • Email: cskh@blh.com.vn

  • Shopee: https://shopee.vn/hismartmilk

  • Lazada: https://www.lazada.vn/shop/hismart-milk-/

  • Sendo: https://www.sendo.vn/shop/hismart-milk

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay