Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt nguy hiểm không? Mẹo khắc phục đơn giản

Dù chưa thể tự mình nói cho cha mẹ biết về tình hình bản thân, nhưng khi quan sát phân của trẻ, cha mẹ cũng phần nào hiểu được sức khỏe của con như thế nào. Trong đó, tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng. Vậy vì sao trẻ đi ngoài có bọt, có nguy hiểm không và cách khắc phục ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Tìm hiểu về hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Số lần đi ngoài của mỗi trẻ sơ sinh là khác nhau, phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, số lần đi ngoài có thể dao động từ 6 – 7 lần/ngày, phân mềm, màu vàng hoa cải và hơi chua. Còn trẻ uống sữa công thức sẽ có số lần đi ngoài ít hơn, khoảng 1 – 3 lần/ngày, phân có màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, kết cấu phân lớn hơn và mùi khá nồng.


Nếu trẻ đi ngoài với tần suất nhiều hơn 10 lần/ngày (trẻ bú mẹ),  nhiều hơn 3 lần/ngày (trẻ uống sữa công thức); phân có dạng lỏng, nhiều nước, phân ban đầu lợn cợn rồi chuyển sang sủi bọt thì rất có thể trẻ đang bị tiêu chảy. Những biểu hiện kèm theo thường là quấy khóc, bỏ bú, sụt cân.
Khi trẻ sơ sinh đi ngoài sủi bọt kéo dài sẽ gây mất nước nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ nên theo dõi trẻ sát sao, tìm hiểu nguyên nhân để có hướng xử lý kịp thời.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh khóc đêm có làm sao không?

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, cụ thể:

2.1. Do bú sữa trước của mẹ

Sữa mẹ thường gồm sữa trước và sữa sau. Sữa trước thường chứa nhiều đường, ít chất dinh dưỡng. Nếu dùng loại sữa này sẽ gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt. Ngược lại, sữa sau thường đặc hơn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, trước khi cho con bú, mẹ nên vắt bỏ sữa đầu và cho con dùng sữa sau.

2.2. Bất dung nạp với đường lactose

Lactose là loại đường có chức năng cung cấp đường rồi chuyển hóa thành năng lượng cho sự hoạt động của não và cơ thể. Trẻ bất dung nạp với đường lactose thường bị chướng bụng, tiêu chảy, phân có vị chua và xuất hiện bọt.

2.3. Chuyển chế độ ăn đột ngột

Từ 6 tháng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập ăn dặm các loại thức ăn như bột, cháo, rau củ,… nghiền nhuyễn. Vì hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện rất dễ xuất hiện hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt trong giai đoạn đầu tập ăn dặm.

Đây là phản ứng khá tự nhiên vì các chuyên gia cho rằng, sau thời gian thích ứng với việc tiêu hóa sữa mẹ và sữa công thức, hệ tiêu hóa tiếp cận các loại thức ăn ăn dặm sẽ gây ra một số phản ứng khiến trẻ tiêu chảy.

2.4. Loạn khuẩn đường ruột

Hầu hết nguyên nhân dẫn đến việc trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt là do loạn khuẩn đường ruột. Có thể trong quá trình chăm sóc, cha mẹ chưa cẩn thận trong việc tiệt trùng các dụng cụ bé dùng như ti, bình sữa,… hoặc do trẻ sơ sinh có thói quen mút tay, tạo điều kiện cho vi rút, ký sinh trùng tấn công vào đường ruột, gây nên loạn khuẩn.

2.5. Một số nguyên nhân khác

Ngoài ra, còn một vài nguyên nhân khác cũng dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, mắc hội chứng kém hấp thụ, suy dinh dưỡng, hoặc tác dụng phụ của thuốc kháng sinh,…

3. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt có nguy hiểm không?

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt khá phổ biến và có thể điều trị khỏi nhưng nếu cha mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.


Nếu bé đi ngoài phân lỏng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nhanh, cơ thể mệt mỏi và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, suy tạng,… Vì vậy, cha mẹ nên lắng nghe cơ thể của con mình, chuẩn bị những kiến thức chăm sóc con cần thiết và đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.

4. Nên làm gì khi trẻ đi ngoài có bọt?

Tùy vào từng tình trạng của trẻ sẽ có các biện pháp phù hợp. Cụ thể:

4.1. Đối với trẻ bú sữa mẹ

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có thể là do chế độ ăn uống của mẹ chưa hợp lý. Vì vậy, nếu bé có hiện tượng đi ngoài sủi bọt, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn. Theo đó, mẹ nên uống nước dừa, ăn nhiều rau quả tươi, sữa chua và các đồ ăn thanh nhạt,… để bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho con. Đồng thời, mẹ cũng hạn chế các món dầu mỡ, chiên xào hay các thực phẩm không có lợi cho sức khỏe. Nguồn sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh, vì vậy, hãy dành cho con những dưỡng chất tốt nhất thông qua biện pháp trên nhé.

4.2. Đối với trẻ dùng sữa công thức

Nếu trong lúc dùng sữa công thức, trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt, có thể do sự chuyển đổi đột ngột từ sữa mẹ sang sữa công thức khiến hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi, gây rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, cha mẹ nên thay đổi từ từ cho bé. Nếu tình trạng trên vẫn xảy ra, có khả năng bé không thích hợp với loại sữa đang dùng. Vậy nên cha mẹ nên tìm hiểu và theo dõi kỹ lưỡng cơ địa bé trước khi chọn mua sữa công thức cho con.

4.3. Đối với trẻ ăn dặm

Tương tự như khi dùng sữa công thức, có thể lúc bắt đầu tập ăn dặm, bé chưa thể thích nghi dẫn đến rối loạn đường ruột và gây nên hiện tượng đi ngoài có bọt. Vì vậy, ở giai đoạn khởi đầu, cha mẹ nên chuẩn bị các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và đảm bảo an toàn vệ sinh từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chuẩn bị dụng cụ đến chế biến thức ăn.
Nếu trẻ sơ sinh xảy ra hiện tượng đi ngoài có bọt, cha mẹ không nên tùy tiện cho bé sử dụng các loại thuốc hay chữa theo bất kỳ mẹo dân gian nào khi chưa được chỉ định của bác sĩ, để tránh làm tình trạng của bé nặng thêm.

Xem thêm: Giải đáp: Tăng cân ở trẻ sơ sinh như thế nào là chuẩn?

Trên đây là những vấn đề xoay quanh hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt và cách khắc phục. Hy vọng qua bài viết này, cha mẹ sẽ có thêm kiến thức về chăm sóc cho trẻ, đồng thời đừng quên “lắng nghe” các dấu hiệu từ cơ thể bé và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo con yêu luôn trong tình trạng khỏe mạnh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay