Trẻ sơ sinh khóc đêm có làm sao không?

Trẻ sơ sinh khóc đêm là hiện tượng bình thường nhưng trong một số trường hợp thì đây có thể là cảnh báo sức khỏe của trẻ đang có vấn đề. Vì thế, cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu con khóc đêm bất thường để phòng tránh một số bệnh lý, cũng như sớm tìm ra cách chăm sóc trẻ tốt hơn.

Trẻ sơ sinh khóc đêm như thế nào là bình thường?

Trẻ khóc đêm không chịu ngủ còn được dân gian gọi là khóc dã tràng hay khóc dạ đề. Dấu hiệu của hiện tượng này là trẻ thỉnh thoảng giật mình khi ngủ, khóc thành từng đợt trong khoảng thời gian từ sau 10 giờ tối hoặc từ 1-2 giờ sáng. Tuy nhiên, đây là biểu hiện sinh lý bình thường của trẻ ở giai đoạn từ sơ sinh đến 8 tuần tuổi. Đến giai đoạn từ 4-5 tháng tuổi, tình trạng này sẽ giảm dần vì trẻ đã làm quen với cha mẹ và thích nghi với môi trường bên ngoài.

Khi nào trẻ sơ sinh khóc đêm là bất thường?

Dù vậy, nếu trẻ sơ sinh khóc đêm dai dẳng với những biểu hiện sau đây thì mẹ nên lưu ý:

  • Trẻ giật mình liên tục, ngủ ngáy, hoảng sợ và la hét trong lúc ngủ.
  • Trẻ khóc kéo dài từ 3 đến 4 tuần, thời gian khóc lên đến 3 tiếng trong một đêm.
  • Trẻ khóc không rõ nguyên nhân, kèm theo đau bụng (trẻ co 2 đầu gối gập vào bụng) vào khoảng chấp tối và kéo dài 1 đến 2 tiếng.
  • Trẻ khóc kèm theo triệu chứng nôn, bỏ bú, ưỡn người và đi tiểu ra máu.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khóc đêm khó ngủ

Một số nguyên nhân làm trẻ khóc đêm không chịu ngủ có thể kể đến như sau:

Do đang đói hoặc tiêu hóa không tốt

Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ nên cần ăn cách vài giờ và sẽ khóc khi đói để “thông báo” cho mẹ biết. Do đó, hầu hết trẻ sơ sinh đến 2 tháng tuổi đều cần một cữ bú giữa đêm, từ 5 tháng tuổi trở lên thì trẻ có thể ngủ xuyên đêm. Dù vậy, nếu trẻ khóc đêm kèm theo biểu hiện bụng phình to, không đi đại tiện được thì có thể là do hệ tiêu hóa không tốt.

Do tiểu dầm

Tình trạng tiểu dầm làm tã ướt sũng sẽ khiến trẻ tỉnh giấc vì thấy khó chịu và quấy khóc. Mẹ có thể hạn chế tình trạng tiểu đêm này bằng cách không cho con uống nước trong 30 phút trước khi ngủ. Vì trẻ có “quy luật” đi tiểu sau nửa tiếng đến 4 giờ sau khi uống nước.

Dị ứng khiến trẻ khó ngủ

Trẻ đau bụng do dị ứng với Protein sữa bò có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng khóc đêm kéo dài. Ngoài ra, các tác nhân như phấn rôm, thuốc xịt côn trùng, mùi hương khói, nước sơn, khói thuốc… cũng có thể làm trẻ bị kích ứng. Do đó, mẹ nên kiểm tra đâu là nguyên nhân gây dị ứng cho con để tìm cách khắc phục kịp thời.

Hoạt động vui chơi quá mức

Hệ thần kinh của trẻ còn non nớt và chưa hoàn thiện. Cho nên, nếu ban ngày có những hoạt động tạo ra trạng thái phấn khích làm trẻ khóc khi đang ngủ. Không chỉ vậy, tình trạng này tạo ra những cơn ác mộng làm trẻ sơ sinh khóc thét từng cơn.

Tiếng ồn và nhiệt độ trong phòng ngủ

Tiếng ồn bất ngờ phát ra có thể làm trẻ đang ngủ giật mình và quấy khóc. Do đó, mẹ nên bố trí phòng ngủ ở vị trí yên tĩnh, hoặc có thể làm cách âm để con ngủ ngon hơn. Đồng thời, mẹ cũng nên sử dụng nhiệt kế phòng để theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ phòng ngủ phù hợp, không nên quá nóng hay quá lạnh.

Do mắc một số bệnh lý

Trẻ quấy khóc về đêm vì mệt mỏi, khó chịu khi mắc một số bệnh lý như rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, bệnh răng miệng… Ngoài ra, tình trạng khóc đêm nhiều và dai dẳng đi kèm với một số triệu chứng như chậm mọc răng, mồ hôi trộm và rụng tóc hình vành khăn thì có thể trẻ mắc bệnh còi xương. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh khóc đêm ưỡn ngực, nôn, bỏ bú, đi tiểu ra máu là dấu hiệu trẻ bị lồng ruột.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh khóc đêm

Sau đây là những giải pháp giúp cha mẹ khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đêm để duy trì giấc ngủ ngon cho con và gia đình.

  • Tạo cảm giác thoải mái cho trẻ trước khi ngủ: Thay bỉm, giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, cho bé mặc quần áo thoáng mát.
  • Tạo không gian ngủ phù hợp: Chọn phòng ngủ yên tĩnh, hạn chế những tiếng ồn làm trẻ thức giấc giữa đêm, thường xuyên vệ sinh nơi trẻ ngủ, chọn loại chăn mền mềm mại, thoáng khí.
  • Bình tĩnh, dỗ dành trẻ: Trước nhất, cha mẹ nên giữ bình tĩnh và nhanh chóng tìm lý do vì sao trẻ khóc đêm. Trong khi trẻ quấy khóc, mẹ nên để con sát vào người kết hợp âu yếm, vỗ về để trẻ cảm thấy an toàn.
  • Xây dựng thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng có lợi cho giấc ngủ của trẻ: Không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no trước khi ngủ, tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, đồng thời hạn chế các hoạt động vui chơi quá mức vào ban ngày làm trẻ ngủ bị giật mình. Đặc biệt, với trẻ còi xương, suy dinh dưỡng thì nên bổ sung vitamin D, canxi cho con theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là toàn bộ thông tin để mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh khóc đêm cũng như các giải pháp khắc phục. Nhìn chung, giấc ngủ rất quan trọng với sự phát triển toàn diện của trẻ trong những tháng năm đầu đời. Do đó, mẹ nên chú ý theo dõi và tìm cách duy trì giấc ngủ ngon cho con. Ngoài ra, nếu con khóc đêm kèm theo những dấu hiệu bệnh lý thì mẹ nên nhanh chóng đưa con đi khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

Hismart hy vọng rằng bài viết này cung cấp nhiều thông tin và hữu ích cho các mẹ. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Đọc thêm: Trẻ sơ sinh khóc dạ đề do đâu? Nguyên nhân và cách xử lý

Xem thêm: Trẻ sơ sinh khóc nhiều: Nguyên nhân và cách xử lý nhanh chóng

SỮA HISMART – SỮA PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN CHO TRẺ

  • Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.

  • Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.

  • Công thức tổng hợp 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.

  • Hismart phù hợp giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay