Viêm Amidan Ở Trẻ Và Những Điều Cần Biết

Amidan là tổ chức lympho gồm nhiều bộ phận tạo thành một vòng bao quanh bên trong họng gọi là vòng Waldeyer. Trong đó amidan khẩu cái là lớn nhất, nằm ở hai bên thành họng. Và đây cũng là amidan hay bị viêm nhiễm nhất. Viêm amidan có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với trẻ em, bệnh thường nặng và dễ gây biến chứng hơn. Vậy bệnh viêm amidan ở trẻ là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết hơn cùng một số thông tin liên quan. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Viêm amidan ở trẻ là gì?

Viêm Amidan Ở Trẻ Và Những Điều Cần Biết
Viêm amidan ở trẻ là gì?

Amidan đảm nhiệm vai trò bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, virus thông qua hoạt động miễn dịch tại chỗ. Khi thời tiết thay đổi, trời trở lạnh hơn thì trẻ em rất dễ bị viêm amidan. Amidan dù có khả năng tiết các kháng thể chống nhiễm trùng nhưng cũng rất dễ dàng bị nhiễm trùng nếu bị vi khuẩn, virus xâm nhập ồ ạt, không thể kháng cự được.

Bệnh viêm amidan không tự khỏi mà cần có sự can thiệp, tác động để giúp giảm viêm sưng. Khi amidan bị viêm nhiều lần thì khả năng chống lại các tác nhân của nó sẽ yếu đi. Lúc này, chính các ổ viêm tại amidan sẽ trở thành nơi khởi phát của các đợt viêm vùng họng mới.

Biểu hiện của bệnh viêm amidan ở trẻ em

Viêm Amidan Ở Trẻ Và Những Điều Cần Biết
Biểu hiện của bệnh viêm amidan ở trẻ em

Khi bị viêm amidan, trẻ thường có những triệu chứng sau đây:

  • Đau họng.

  • Amidan đỏ tấy, xuất hiện thêm lớp phủ màu trắng hoặc màu vàng, có thể có mủ.

  • Trẻ còn có vết lở hoặc loét trên cổ họng.

  • Đau đầu, đau tai.

  • Trẻ bị biếng ăn, quấy khóc.

  • Khó nuốt do sưng viêm amindan, dẫn đến thức ăn chèn cổ họng.

  • Đôi khi phải thở bằng miệng, hơi thở có mùi hôi khó chịu.

  • Buồn nôn.

  • Trẻ bị đau bụng thường xuyên.

  • Trẻ bị sốt cao, có thể lên tới 39°C.

Viêm amidan ở trẻ tái phát nhiều lần hoặc sưng quá lớn gây ảnh hưởng thế nào?

Khi trẻ bị viêm amidan thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, làm giảm sút sức khỏe. Đồng thời nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng như là:

  • Xuất hiện ổ áp xe quanh amidan hay áp xe cạnh họng.

  • Nhiễm trùng vùng sau họng.

  • Viêm khớp, viêm cầu thận, viêm cơ tim.

  • Khi amidan bị sưng quá lớn sẽ làm bít tắc đường thở. Từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở trẻ nhỏ. Khi đó trẻ sẽ có các biểu hiện như khó thở, ngủ ngáy. Thậm chí còn có thể xuất hiện cơn ngừng thở trong lúc ngủ. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu oxy kéo dài gây tác động xấu tới nhiều cơ quan khác như: tim, thần kinh, sự phát triển của sọ mặt…

Cách chữa bệnh viêm amidan ở trẻ em

Các phương pháp điều trị viêm amidan tại nhà sẽ nhằm mục đích giảm sưng tấy do viêm nhiễm. Trong trường hợp nặng, trẻ sẽ được chỉ định cắt amidan.

Điều trị tại nhà

Một số biện pháp điều trị viêm amidan tại nhà cha mẹ cần biết như sau:

  • Súc miệng với nước muối ấm sẽ giúp sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn, làm dịu cổ họng.

  • Sử dụng một số biện pháp không dùng thuốc kháng sinh. Có thể kể đến như dùng bột nghệ pha nước ấm cho trẻ uống. Hoặc dùng giấm táo, chan tươi hoặc gừng để trị viêm amidan.

Điều trị bằng phương pháp nội khoa tích cực

Để điều trị các triệu chứng của bệnh, nâng cao thể trạng cho trẻ, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh khi nghi ngờ có nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc kháng sinh phổ rộng, liều cao dài ngày sẽ dẫn đến việc các vi khuẩn có lợi trong cơ thể cũng bị tiêu diệt.

Đối với trẻ nhỏ, khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nếu dùng kháng sinh nhiều sẽ gây nhiều tác động xấu như:

  • Loạn khuẩn đường ruột

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi màng kết, eczema hoặc bệnh Crohn, tiêu chảy phân mỡ Celiac…

  • Gây hại cho gan, thận của trẻ. Trong trường hợp gặp phải tác dụng phụ, trẻ có thể bị tiêu chảy cấp dị ứng, sốc phản vệ.

  • Một số loại thuốc còn gây ra những tổn thương về gan, hủy hoại mô sụn, gây suy tủy, thận cho trẻ.

  • Khi trẻ nhờn thuốc kháng sinh sẽ tạo điều kiện xuất hiện vi khuẩn siêu kháng thuốc.

  • Khi trẻ sử dụng kháng sinh liên tục, hệ miễn dịch sẽ không có cơ hội trưởng thành. Từ đó nó sẽ yếu ớt và không có khả năng chống chọi được mọi bệnh tật sau này.

Chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan

Trong trường hợp, các biện pháp điều trị tại nhà và dùng thuốc kháng sinh không còn hiệu quả. Bệnh chuyển thành mạn tính và nghiêm trọng hơn thì sẽ được chỉ định cắt bỏ amidan. Các trường hợp trẻ được chỉ định cắt amidan bao gồm:

  • Trẻ bị viêm amidan quá phát độ III trở lên, có ảnh hưởng nhiều đến giọng nói, việc nuốt, thở và rối loạn giấc ngủ.

  • Amidan bị viêm trên 5 lần/năm, điều trị nội khoa kém đáp ứng.

  • Viêm amidan nhiều, gây biến chứng thành áp xe amidan, áp xe thành sau họng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, thấp tim…

Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan ở trẻ

Viêm Amidan Ở Trẻ Và Những Điều Cần Biết
Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan ở trẻ

Để phòng ngừa viêm amidan ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên chú ý một số biện pháp sau đây:

  • Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa. Nhất là vùng cổ rất dễ bị nhiễm lạnh gây sưng viêm amidan.

  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường hoặc tới nơi đông người để giảm thiểu vi khuẩn, virus lây nhiễm hay khói bụi, khói thuốc lá làm kích thích amidan gây viêm sưng.

  • Tạo môi trường sống lành mạnh, không khí sạch, thoáng mát, ít khói bụi, khói thuốc lá.

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn hàng ngày giúp ngăn ngừa viêm amidan, nhất là sau khi ăn. Như vậy, vi khuẩn ở răng miệng sẽ không tấn công sâu vào amidan.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh viêm amidan ở trẻ. Hy vọng cha mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích để chăm sóc và bảo vệ con trước những bệnh tật nhé! Hismart với thành phần tự nhiên với nguyên liệu 100% từ New Zealand đồng hành cùng mẹ, chăm sóc bé yêu phát triển theo cách tự nhiên nhất. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Đọc thêm: Các bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ em và cách phòng ngừa

Đọc thêm: Viêm xoang ở trẻ và những điều cần biết

Đọc thêm: Đề phòng viêm tiểu phế quản ở trẻ khi trời lạnh

Đọc thêm: Viêm họng ở trẻ em – Tìm hiểu nguyên nhân và điều trị

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay