10 trò chơi chăm sóc em bé giúp trẻ phát triển toàn diện

Bất kỳ em bé nào cũng cần được vận động, vui chơi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nhiều cha mẹ thường nghĩ rằng con còn quá non nớt để chơi các trò chơi chăm sóc em bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo trẻ sơ sinh tham gia vào các trò chơi để giúp bé phát triển toàn diện các giác quan, khả năng phản xạ và cơ bắp.

Trò chơi chăm sóc em bé từ 0 – 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn đầu đời này, não bộ và cơ thể của trẻ đang tập thích nghi với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Ngay từ đầu của giai đoạn sơ sinh, bé đã có thể đáp lại nụ cười của bạn và cầm nắm đồ vật. Tuy nhiên, do còn quá non nớt nên thời gian chủ yếu của bé sẽ nằm im trừ lúc khóc. Vì vậy, cha mẹ cần có những trò chơi chăm sóc em bé sơ sinh để thu hút xúc giác, thị giác và thính giác của bé như:

  • Hát cho bé nghe: Hát ru chính là một phần tuổi thơ của mỗi người. Nó nuôi dưỡng ước mơ của trẻ đến tận khi trưởng thành. Dù chất giọng của cha mẹ như thế nào trẻ cũng đều thích. Hát cho trẻ nghe giúp nâng cao thính lực của trẻ, cho bé làm quen với môi trường mới nhanh hơn.
  • Bế bé đung đưa nhẹ nhàng theo nhịp điệu sau đó tăng dần nhịp nhảy. Đây là trò chơi mà đa phần các bé đều thích và có thể dỗ bé nín khóc hiệu quả.
  • Cho bé tập cầm nắm những đồ chơi mềm. Do da của con vẫn còn rất mỏng (chỉ dày bằng ⅕ da người lớn) và nhạy cảm nên cha mẹ cần chú ý đồ vật đưa cho con cầm nắm không được cứng để tránh làm bé đau.

Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú trọng các trò chơi chăm sóc em bé sơ sinh phải thật nhẹ nhàng, không được làm cho bé bị giật mình, quấy khóc.

Trò chơi chăm sóc em bé sơ sinh 0 - 3 tháng
Trò chơi chăm sóc em bé sơ sinh 0 – 3 tháng

Trò chơi chăm sóc em bé từ 4 – 6 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu cứng cáp hơn, không còn quá bị nhạy cảm hay hoảng sợ bởi các tiếng động. Từ 4 – 6 tháng tuổi, bé bắt đầu hình thành tư duy học tập và thể hiện cảm xúc với những điều xung quanh. Giờ đây, con đã có khả năng cầm nắm chắc chắn các đồ vật, thâm chí là lăn lộn và ngồi thẳng dậy. Cha mẹ có thể áp dụng một số game vui chăm sóc em bé nhà mình như:

  • Trò chơi “Ú òa”: Cha mẹ lấy tay che mặt rồi nói “ú òa” để tạo cho bé cảm bất ngờ, phấn khích.
  • Trò chơi máy bay: Cha mẹ nâng bé lên cao rồi hạ xuống.

Về cơ bản trò chơi máy bay và “ú òa” đều tạo cho bé cảm giác mong chờ và vui vẻ.

Trò chơi chăm sóc em bé sơ sinh
Trò chơi “Ú òa”

Cha mẹ cũng không cần phải lo lắng về chuyện con bị đau khi cầm các đồ vật cứng. Phụ huynh có thể yên tâm để cho con chơi những món trò chơi chăm sóc trẻ sơ sinh như: các đồ chơi bằng bông, bằng nhựa có âm thanh vui nhộn như: trống, gấu bông, xe âm nhạc…

Tuy nhiên, khi mua đồ chơi cho con cha mẹ phải chọn cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng. Các đồ chơi trôi nổi trên thị trường thường được làm bằng những chất liệu không tốt, thậm chí nhiễm độc và nhiễm chì gây hại cho sức khỏe của bé.

Trò chơi chăm sóc em bé từ 7 – 9 tháng tuổi

Trong giai đoạn thứ 3 của tuổi sơ sinh, trẻ có xu hướng hoạt động, di chuyển nhiều hơn. Bé đã có thể ngồi vững, thậm chí là biết bò. Cha mẹ cần cho bé vận động nhiều hơn, không nên quá chở che cho bé. Một số trò chơi chăm sóc em bé ở giai đoạn này mà cha mẹ có thể tham khảo là:

  • Bật tắt công tắc đèn: Kết hợp với các trò tương tự như tắt vòi nước, ấn chuông cửa… sẽ tạo cho bé cảm giác thích thú, cho bé thấy được rằng bé có thể kiểm soát được mọi thứ.
  • Chơi bóng: Những quả bóng sẽ thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ tăng khả năng quan sát và vận động.
  • Vượt chướng ngại vật: Trong trò chơi này, cha mẹ sẽ đặt vật cản là những chiếc gối nhỏ, gối ôm, quần, áo… cho bé vượt qua để phát triển, kích thích khả năng vận động của bé.

Từ 7 – 9 tháng tuổi là thời kì bé mới biết ngồi, biết bò. Điều này làm bé rất thích thú và có thiên hướng thích bò đi khắp nơi. Cha mẹ cần chú ý trông nom trẻ sát sao, tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Ngoài ra, khi chơi cùng bé, cha mẹ vẫn cần chú ý, không nên để bé tự chơi một mình.

trò chơi vượt chướng ngại vật
Trò chơi vượt chướng ngại vật

Trò chơi chăm sóc em bé từ 10 – 12 tháng tuổi

Đến với giai đoạn cuối cùng của thời kỳ sơ sinh, trẻ đã có thể nhận thức được thế giới xung quanh và muốn khám phá thế giới theo nhiều cách khác nhau. Trẻ đã bắt đầu độc lập hơn, thích giao tiếp và bắt chước các hành động của mọi người. Để khích lệ con tiếp tục những hành vi này, cha mẹ có tạo ra những tiếng ồn sau đó gật đầu với bé để bé tiếp tục và thử cho bé học thêm cách tạo ra những tiếng ồn khác.

Phụ huynh cũng cần tập cho bé làm quen với các câu nói đơn giản bằng cách cho con chơi các trò chơi chăm sóc em bé sơ sinh như: nói với con “xin chào, tạm biệt, vâng, dạ”… hoặc cho con tìm kiếm đồ vật bằng cách hỏi “ dép của con ở đâu? áo của con đâu? mẹ đâu? bố đâu?” hay cho bé chơi xếp hình. Điều này sẽ giúp kích thích tư duy, phát triển trí não cho bé, đồng thời cũng giúp cho bé tập nói nhanh hơn.

Không những phát triển về mặt tư duy, học hỏi, trẻ sơ sinh từ 10 – 12 tháng tuổi còn phát triển vượt trội cả về thể chất. Cha mẹ có thể thấy rõ ràng con ở giai đoạn này sẽ hiếu động hơn, có thể bò khắp nơi, đứng lên hay vịn vào ghế hoạc cầm tay bạn để tập đi như người lớn. Ở lứa tuổi này, bé đã giỏi trong việc cầm nắm và nhặt những đồ vật nhỏ. Cha mẹ có thể bày trò chơi tìm đồ vật cho bé, trốn tìm, kéo đẩy với bé và cho bé tập những động tác đơn giản để tăng chiều cao đều đặn.

Trò chơi rèn luyện toàn thể cho bé
Trò chơi cho bé 10 – 12 tháng

Trẻ sơ sinh thường sẽ rất nhanh chán do nhu cầu học hỏi và bắt nhịp với thế giới mới của bé rất nhiều. Vậy nên, cha mẹ cũng cần phải đổi những game vui chăm sóc em bé liên tục. Tùy vào tính tình mỗi trẻ, có những con chỉ chơi một trò chơi lâu nhất là 20 phút làm cho cha mẹ bối rối vì hết trò chơi.

Để biết con mình thích trò chơi nào, các cha mẹ nên cách 5 – 10 phút lại đổi trò chơi cho con một lần để biết được con mình thích chơi trò chơi kiểu nào nhất. Nếu như bé cười thích thú có nghĩa là bé thích trò chơi chăm sóc em bé đó, còn ngược lại, nếu như trẻ không nhìn về phía cha mẹ hay có phản ứng tránh né, quấy khóc thì cha mẹ nên đổi trò khác.

Như vậy bài viết đã cung cấp những lưu ý khi cha mẹ cho con chơi những trò chơi chăm sóc em bé. Hy vọng rằng, bạn đọc đã thu được những kiến thức bổ ích trong việc chăm con khi đọc “10 trò chơi chăm sóc em bé thú vị giúp trẻ phát triển toàn diện”. Hy vọng chúng có ích với các mẹ! Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z hiệu quả nhất

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc em bé đúng cách

Xem thêm: Các Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Cha Mẹ Cần Biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay