Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi hay nhất cho mẹ

Lần đầu làm cha mẹ có thể bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ khi có quá nhiều kiến thức mới trong việc chăm sóc em bé. Để bảo vệ sức khoẻ và đảm bảo cho sự phát triển của bé, thì việc chăm sóc bé rất quan trọng, các bậc phụ huynh hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Cách chăm sóc trẻ mới sinh 1 tháng tuổi 

Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn khác so với trong bụng mẹ. Bé phải dần thích nghi với việc tự thở, tự bú và tự chống chọi với thời tiết bên ngoài lúc nóng, lúc lạnh. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của bé, mẹ phải biết cách chăm sóc trẻ mới sinh đúng cách. Dưới đây là một vài lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi:

Giữ ấm cơ thể trẻ

Đây là 1 lưu ý quan trọng cho mẹ trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt là giai đoạn 1 tháng đầu. Vì lúc mới sinh, da của bé cần thời gian để thích nghi với nhiệt độ môi trường xung quanh, vì vậy mẹ hãy luôn giữ ấm cho cơ thể trẻ. Nếu trẻ bị lạnh, hạ thân nhiệt trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập tấn công cơ thể bé, gây ra nhiều mầm bệnh. 

Tốt nhất nên để bé nằm chung với mẹ, không những giúp trẻ luôn nhận được hơi ấm từ cơ thể người mẹ, mà còn giúp mẹ có thể dễ dàng quan sát sát sao bé, kịp thời xử lí khi có vấn đề không mong muốn xảy ra. 

Cho bé bú thường xuyên khi bé đói

Khi còn trong bụng mẹ, trẻ luôn được cung cấp dinh dưỡng liên tục. Chính vì thế lúc vừa mới sinh trẻ rất dễ bị rét và đói do cần nhiều năng lượng để chống chịu với môi trường bên ngoài. Khi chăm các bé sơ sinh mẹ nên nhớ rằng trẻ có nhu cầu ăn rất cao, nên mẹ cần đáp ứng nhu cầu của bé ngay khi bé cần, chứ không nên cho bú theo giờ giấc cố định đặc biệt giai đoạn trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi. 

Khi chăm sóc em bé, mẹ nên chú ý lượng sữa cung cấp cho bé mỗi ngày
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi mẹ nên nhớ 

Dùng sữa non cho trẻ 

Sữa non đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ trong giai đoạn mới sinh. Sữa non là sữa mẹ được tiết ra trong 7 ngày đầu sau sinh, hàm lượng IgA trong sữa non cao gấp nghìn lần so với sữa thường. Bên cạnh đó, với 4000 bạch cầu trong 1cm3 sữa non giúp bé loại bỏ các loại vi khuẩn có hại trong đường ruột. Sữa non là một kháng thể rất tốt cho trẻ sơ sinh, được bú sữa non ngay sau khi sinh trẻ có tỉ lệ rất thấp mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy. 

Một số biểu hiện sinh lý bình thường của bé mới sinh

Với trẻ mới sinh chưa đầy tháng, một số biểu hiện sinh lý thường gặp như: đi ngoài phân su, phân có màu xanh thẫm hoặc không có mùi,…

Nhưng nếu quá 2 ngày, không thấy bé đi ngoài phân su hoặc có những dấu hiệu bất thường như: giảm cân, vàng da, khóc nhiều, khó thở, tím tái, thường xuyên sặc khi bú thì bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để được xử lí kịp thời.

Một số bé có thể nhẹ cân, thiếu tháng nhưng không có dấu hiệu bất thường nào thì trẻ có thể xuất viện và quan sát theo dõi tại nhà. 

Biểu hiện trẻ bị tiêu chảy
Biểu hiện bất thường ở trẻ

Chế độ dinh dưỡng dành cho bé 

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất dành cho trẻ nhỏ mới sinh. Sữa mẹ chứa đầy đủ thành phần dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Trong quá trình chăm sóc bé sơ sinh được 1 tháng tuổi mẹ cần lưu ý không cho bé ăn hoặc uống thêm bất cứ thứ gì ngoài sữa mẹ. 

Để có một chất lượng sữa tốt dành cho bé, mẹ cần có một chế độ ăn uống khoa học, tránh các chất kích thích, đồ ăn cay nóng… nhưng cũng không nên kiêng khem quá mức.

chăm sóc cho trẻ sơ sinh
Cung cấp nguồn dưỡng chất từ sữa mẹ cho trẻ sơ sinh

Cách cho bé sơ sinh bú đúng cách

Khi bé mới chào đời dạ dày của bé còn rất nhỏ, nên chỉ chứa được khoảng 30 – 90ml sữa mỗi lần bú. Mẹ nên cho bé bú khoảng 2 – 3 tiếng một lần, mẹ có thể thay đổi tuỳ thuộc vào thể trạng của bé. Mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu để biết được bé đã bú đủ lượng sữa hay chưa. 

Ngoài ra, phản xạ của bé vẫn còn đang non nớt, do đó bé rất cần sự chăm sóc từ mẹ đúng cách. Mẹ không nên cho bé vừa nằm vừa bú sẽ khiến bé bị ọc sữa, nôn trớ rất nguy hiểm.

Sau khi bú, để hạn chế bé bị trớ, mẹ có thể bế đứng trẻ vài phút và vỗ nhẹ phía sau lưng. Khi ngủ, nên để phần đầu của trẻ cao hơn một chút hoặc nằm nghiêng để giảm nguy cơ bị sặc, tuyệt đối không để trẻ nằm sấp khi ngủ.

Cách bế trẻ sơ sinh

Xương của trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi còn rất non nớt và yếu, mẹ nên hiểu rõ cách bế trẻ sơ sinh để không làm bé bị khó chịu, thậm chí làm ảnh hưởng đến hệ xương của trẻ. Mẹ nên lưu ý một số cách bế trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi dưới đây để đảm bảo an toàn cho hệ xương còn non nớt của bé:

  • Mẹ dùng một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ mông, mẹ ôm chặt trẻ sơ sinh để tạo cho bé cảm giác được chở che và bảo vệ.
  • Mẹ không nên bế xốc, rung lắc hay đung đưa quá mạnh gây ảnh hưởng đến cơ thể bé.
  • Khi muốn đặt bé xuống, mẹ đặt một tay dưới đầu và cổ, tay còn lại đỡ lấy mông bé rồi đặt bé từ từ xuống giường. Không nên kê đầu bé quá cao sẽ ảnh hưởng đến khung xương của bé.
Bế bé không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới hệ xương của bé

Cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách 

Trước khi tắm cho trẻ sơ sinh ở độ tuổi 1 tháng tuổi mẹ nên chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn tắm và dụng cụ cần thiết để giúp trẻ vệ sinh và giữ ấm cơ thể ngay sau khi tắm. Không nên tắm cho trẻ ở những nơi bị gió lùa vào làm trẻ bị lạnh hay cảm gió.

Mẹ có thể sử dụng các loại lá mát để tắm cho bé, nếu không mẹ nên chọn loại xà phòng có độ kiềm thấp dùng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo an toàn cho làn da của bé.

Chăm sóc em bé lúc tắm không nên kéo dài quá 10 phút
Không nên tắm cho bé kéo dài quá 10 phút

Chăm sóc bé lúc tắm không nên kéo dài quá 10 phút. Không nên tắm cho trẻ nhiều lần trong ngày, kể cả mùa hè. Đặc biệt vào mùa đông, không nhất thiết phải tắm cho bé hằng ngày.

Chăm sóc giấc ngủ cho bé

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi dường như ngủ nhiều cả ngày. Giấc ngủ giúp trẻ tích đủ năng lượng mỗi ngày và góp phần thúc đẩy sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. 

Bố mẹ cần tạo một môi trường giúp trẻ dễ ngủ, ngủ đủ sâu, đủ giấc. Mẹ nên giảm ánh sáng trong phòng hoặc bật đèn ngủ. Mẹ nên ôm ấp vỗ về hát ru cho bé dễ đi vào giấc ngủ. Không nên đặt quá nhiều đồ vào nôi hay cũi của bé vì điều này có thể làm bé khó thở. 

Mẹ nên đánh thức trẻ 2 – 3 giờ/lần để cho trẻ bú, không nên để trẻ ngủ quá nhiều . Phải bổ sung đủ lượng sữa cần thiết cho bé mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hy vọng với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đã đề cập ở bài viết trên có thể giúp các bậc phụ huynh không còn lo lắng trong việc chăm bé, nhất là đối với những ai lần đầu làm mẹ. Chúc các bé yêu luôn khoẻ mạnh nhé! Hy vọng các thông tin trên có ích với các mẹ! Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z hiệu quả nhất

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc em bé đúng cách

Xem thêm: Các Lưu Ý Khi Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Cha Mẹ Cần Biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay