Lần đầu làm cha mẹ chắc hẳn không có ai trong chúng thoát được cảnh lúng túng khi phải chăm sóc con. Có quá nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình đồng hành cùng con lớn khôn mà cha mẹ cần phải trau dồi, học hỏi. Đặc biệt là trẻ từ giai đoạn 6 tháng tuổi đã có những chuyển biến lớn về chế độ ăn, ngủ và phát triển. Hãy cùng bài viết tìm ra phương pháp mẹo hay để chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi chuẩn khoa học nhé!
Trẻ sơ sinh là gì?
Câu hỏi “trẻ sơ sinh là gì?” hiện đang là thắc mắc của nhiều phụ huynh, không chỉ riêng những người lần đầu làm cha mẹ. Chúng ta có thể hiểu ý nghĩa của “trẻ sơ sinh” như sau: “Trẻ sơ sinh” là một từ ngữ chuyên ngành của nhi khoa; có nguồn gốc từ tiếng Latin là “không biết nói” hay “không nói nên lời”. Thuật ngữ này dùng để chỉ trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi.
Trẻ sơ sinh là thời kì tính từ khi bé chào đời cho đến khi được 1 tuổi. Trong năm đầu tiên này, trẻ sẽ tập trung học cách làm quen, thích nghi với môi trường mới bên ngoài bụng mẹ và khám phá những điều mới mẻ xung quanh.
Đồng thời, bé đã có thể bắt đầu cảm nhận được tình yêu thương từ ba mẹ và bắt chước những hành động, cử chỉ của mọi người xung quanh. Vì vậy cha mẹ chú ý chăm sóc bé kỹ càng và làm gương tốt để con noi theo.
Những cột mốc quan trọng của trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
Trong thời kỳ sơ sinh, ông cha ta thường có câu “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò biết đi” đánh dấu các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của em bé sơ sinh. Vậy đối với trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi, các con sẽ có những bước ngoặt như thế nào về thể chất và trí não? Cụ thể là:
Mốc phát triển về nhận thức
Ở độ tuổi này, bé đã có thể nhận ra những gương mặt quen thuộc của những người trong gia đình. Bé bắt đầu tò mò hơn về thế giới và muốn khám phá mọi thứ cầm, nắm các đồ vật hay quan sát kỹ càng những thứ nằm trong “tầm ngắm” của bé.
Ngoài ra, bé đã có khả năng phát ra những âm thanh cơ bản như nói ra những chữ cái đơn (u, a, ơ…) và đáp lại khi được gọi tên hoặc biệt danh. Ba mẹ có thể tập cho bé thói quen nói chuyện để hỗ trợ bé nhanh biết nói hơn.
Mốc phát triển về thể chất
Khi được 6 tháng, trẻ đã dần cứng cáp hơn, bé đã bắt đầu mọc những chiếc răng đầu tiên. Bé con của mẹ đã có thể tự ngồi mà không cần có sự hỗ trợ của người lớn. Bên cạnh đó, khả năng cầm nắm, điều khiển tứ chi của bé đã thuần thục hơn, tầm nhìn của bé đã tốt hơn trước.
Vì vậy, bé đã biết cầm nắm giữ các đồ vật và quan sát các sự vật, hiện tượng một cách kỹ càng. Hơn nữa, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi còn có khả năng ước tính khoảng cách của các đồ vật.
Như vậy, 6 tháng tuổi là dấu mốc vô cùng quan trọng của bé, phương pháp chăm sóc trẻ ở giai đoạn này sẽ là bước đệm cho bé phát triển và trở nên cứng cáp hơn trong các giai đoạn về sau này.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
Chế độ dinh dưỡng
Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng cho bé, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi nên tiếp tục bú mẹ hoặc dùng sữa công thức. Tuy nhiên, đối với các trường hợp dùng sữa công thức, cha mẹ nên chọn các loại sữa nhạt, bổ sung được chất sắt, vitamin A,D,C, canxi, Omega 3 và cho đến khi bé 1 tuổi, phụ huynh không nên dùng sữa nguyên chất.
Theo WHO, khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, con sẽ mất dần lượng sắt trong cơ thể, vì vậy, mẹ cần cho bé sử dụng bột ăn dặm để làm quen dần. Một số thực phẩm dành cho em bé sơ sinh 6 tháng tuổi như:
- Ngũ cốc: Trẻ đã có thể ăn bột gạo nấu hay cháo loãng hoặc các ngũ cốc ăn dặm uy tín có nguồn gốc từ các loại đậu, gạo lứt và bột gạo.
- Sữa: Bên cạnh việc ăn dặm, bé vẫn nên tiếp tục dùng sữa bởi sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé.
- Rau củ quả: cha mẹ có thể xay nhuyễn rau, củ để cho vào nấu cùng với cháo cho bé để tăng cường chất xơ, cải thiện tiêu hóa.
- Trái cây: cha mẹ hãy tập cho con ăn những hoa quả mềm và cho con uống thêm nước ép để bổ sung thêm khoáng và vitamin.
Song song với việc bổ sung các nhóm thực phẩm trên, khi nấu ăn, cha mẹ có thể cho khoảng 1 thìa cà phê dầu ăn vào bột cháo, nấu kèm với nước luộc thịt, thịt bò, thịt heo, thịt gà, lòng đỏ trứng, tôm, cá… để tăng thêm kẽm và sắt cho bé.
Chế độ tập luyện
Trong giai đoạn đầu đời của bé, việc vận động là rất quan trọng. Cha mẹ nên bắt đầu tạo thói quen vận động cho con bằng những bài tập nhẹ nhàng. Mẹ có thể cho bé tập các bài như:
- Tập tay: Mẹ kéo bé từ từ ngồi thẳng dậy và hạ xuống. Động tác này không những giúp cơ tay của bé linh hoạt hơn mà còn làm não của bé ghi nhận những thông tin hữu ích từ vận động.
- Tập với đồ chơi: em bé sơ sinh ở độ tuổi này rất năng động, bé có xu hướng vận động nhiều hơn, bò đi khắp nơi. Cha mẹ có thể cho bé tập các bài vượt chướng ngại vật để tăng khả năng vận động cho bé.
Chế độ ngủ
Theo các chuyên gia của Khoa Tâm lý trẻ (Bệnh viện nhi đồng 1), trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi vẫn cần ngủ 3,5 tiếng vào ban ngày và ngủ đủ 11 tiếng vào ban đêm để nạp lại năng lượng và phát triển chiều cao. Ngủ không đủ sẽ khiến cho bé bị mệt mỏi, quấy khóc. Vì thế cha mẹ nên kiên nhẫn ru bé ngủ để bé có thể phát triển toàn diện trong cả lúc nghỉ ngơi.
Cách tắm rửa và vệ sinh cho bé
Sau khi được tắm rửa bé sẽ cảm thấy sạch sẽ và ngủ ngon hơn. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho con để tránh xảy ra tình trạng hăm, dị ứng, nhiễm trùng rốn ở trẻ.
- Cha mẹ nên chuẩn bị cho con khăn, áo quần, các vật dụng ủ ấm cho bé ra trước để bé không bị lạnh sau khi tắm.
- Nên mát-xa làm nóng người cho trẻ trước khi tắm.
- Cho trẻ tắm ở nơi tránh gió.
- Nhiệt độ nước duy trì là khoảng từ 35 – 37 độ C
- Khi tắm, chúng ta thả bé từ từ vào chậu nước để bé dần thích nghi sau đó làm sạch toàn thân trẻ một cách nhẹ nhàng
Vì da của em bé sơ sinh chỉ mỏng bằng ⅕ da của người lớn nên khi tắm rửa, lau chùi cha mẹ hãy chú ý dùng các loại khăn bông mềm mại, lau chùi nhẹ nhàng để tránh làm bé đau, gây tổn thương ngoài da bé. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần sử dụng các loại sữa tắm dành riêng cho da em bé của các hãng uy tín để đảm bảo an toàn cho làn da của con.
Một số lưu ý quan trọng:
- Cha mẹ cần tích cực đi kiểm tra định kỳ, tiêm chủng đúng lịch cho bé để nắm được thông tin về sức khỏe và kịp thời ngăn chặn các mầm bệnh có thể phát sinh.
- Nên cho bé đi phơi nắng sớm khoảng 5 – 10 phút để bổ sung vitamin D tự nhiên giảm nguy cơ vàng da ở trẻ.
- Hạn chế dùng chất tẩy quần áo cho bé: Điều này dễ làm bé bị kích ứng, mẩn đỏ.
- Nên tham khảo nhiều công thức nấu ăn dặm cho con, giúp con mong đợi, hứng thú với các bữa ăn.
Như vậy, bài viết đã giúp các bạn đọc trả lời câu hỏi “Chế độ chăm sóc trẻ sơ sinh là gì?” Trong giai đoạn này cha mẹ hãy cố gắng thường xuyên chơi cùng con, chú ý đến chế độ ăn ngủ, nghỉ của con để em bé sơ sinh có thể phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não nhé! Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.
Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z hiệu quả nhất
Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc em bé đúng cách
Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc em bé sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách
HISMART – SỮA NEWZELAND KHÔNG DẬY THÌ SỚM
-
Được nhập khẩu 100% từ New Zealand.
-
Nói không với các loại hormone sinh trưởng công nghiệp trong chăn nuôi bò, không gây dậy thì sớm.
-
Công thức tổng hợp cân đối 40 dưỡng chất với 25 vitamin, khoáng chất giúp bé cao lớn hơn, thông minh hơn.
-
Hismart mang tới nguồn dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, giúp bé phát triển chiều cao, thị giác nhanh nhạy, hệ răng, xương chắc khỏe.
THÔNG TIN LIÊN HỆ