Cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị nôn trớ hay bị sặc

Cách cho trẻ sơ sinh bú bình như thế nào là băn khoăn của không ít mẹ bỉm sữa, nhất là những ai lần đầu làm mẹ. Bởi nếu không biết cách cho trẻ bú bình, rất có thể sẽ khiến con bị sặc sữa, nôn trớ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho mẹ chi tiết quy trình và tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1.  Sặc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Sặc sữa là hiện tượng sữa tràn vào đường thở lúc trẻ đang bú khiến trẻ bị ho, khó thở, da tím tái. Đôi khi sữa bị trào ra mũi, miệng, nặng hơn có thể gây ngạt và tử vong.
Đây là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra khi mẹ không cho bé bú bình đúng cách. Tình trạng sặc sữa cần được xử lý nhanh chóng để tránh gây nguy hiểm đến trẻ nhỏ.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh khó ngủ sâu giấc: Nguyên nhân và cách khắc phục đơn giản

2. Hướng dẫn chi tiết quy trình cho trẻ bú bình

Các mẹ cẩn chuẩn bị đầy đủ và nắm rõ quy trình cho bé bú bình đúng cách để tránh tình trạng sặc sữa:

  • Chuẩn bị bình sữa và các dụng cụ đi kèm: Mẹ cần chuẩn bị đầy đủ bình sữa, núm vú và dụng cụ tiệt trùng. Các loại bình và núm vú hiện nay khá đa dạng, nên ưu tiên chọn loại bình đơn giản, dễ rửa và dễ tiệt trùng.
  • Pha sữa cho bé: Các mẹ nên rửa tay thật sạch cũng như tiệt trùng bình sữa và núm vú. Sau khi pha sữa theo hướng dẫn của nhà sản xuất, mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ của sữa và dòng chảy của núm ti, điều này giúp bé bú dễ dàng hơn.
  • Cho bé bú: Ôm hoặc đặt bé ở tư thế phù hợp rồi cho bé bú. Mẹ đừng quên luôn giữ cho núm vú đầy sữa bằng cách giữ bình sữa hơi nghiêng, tránh cho bé nuốt phải hơi trong bình dễ dẫn đến nôn trớ.
  • Vỗ ợ hơi cho con: Khi bé bú xong, bế trẻ thẳng lưng, mặt tựa vào vai mẹ rồi vỗ lưng nhẹ nhàng để trẻ ợ hơi. Nếu bé không bú mà quấy khóc, tạm dừng lại và vỗ ợ hơi cho trẻ rồi mới tiếp tục việc cho bú.

3. Tư thế cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách, không bị sặc

Khi cho bé bú, mẹ nên đặt đầu bé cao hơn phần thân từ cổ trở xuống. Đây là cách cho trẻ sơ sinh bú bình không bị trớ.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt trẻ ở tư thế ngồi thay vì bế nằm ngang trên tay. Sau đó, đặt bình sữa ở vị trí nằm ngang, đặt núm vú bình sữa vào miệng trẻ, cọ nhẹ vào môi để kích thích con mở miệng. Tiếp đến nhẹ nhàng trượt núm vú vào miệng bé để bé bú.


Nếu bé có dấu hiệu muốn tạm dừng bú sữa, mẹ hãy từ từ đặt bình sữa thẳng đứng nhằm ngăn sữa chảy vào miệng. Khi bé muốn bú tiếp, mẹ tiếp tục nghiêng bình sữa về vị trí nằm ngang để bé bú.
Một vài lưu ý cần biết khi cho bé bú bình:

  • Không nâng hoặc để bình sữa trong miệng trẻ.
  • Không để bé vừa ngậm bình vừa ngủ vì sữa sẽ đọng lại các kẽ răng của trẻ gây sâu răng.
  • Không ép bé uống thêm nếu bé quấy khóc, tránh cho bé nuốt phải hơi trong bình sữa dễ gây nôn trớ.
  • Pha sữa với nhiệt độ vừa phải, không quá nóng.

Xem thêm: Cha mẹ lưu ý 5 thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ tối ưu

4. Những sai lầm khiến bé dễ bị sặc, nôn trớ khi bú mà mẹ cần tránh xa

Một số sai lầm khi cho bé bú bình khiến con dễ sặc sữa là:

  • Cho bú nằm hoặc kê bình sữa vào gối cho bé tự bú: Khi bú bé thường ngủ quên, ngậm sữa trong miệng nhưng không nuốt, khiến sữa vô tình bị hít lên mũi và tràn vào khí quản gây sặc. Vì vậy, mẹ nên theo dõi bé trong suốt quá trình con bú bình để tránh tình trạng trên nhé.
  • Sau khi trẻ bú no, cho bé ngủ luôn với tư thế ngửa đầu: Khi mới ăn no, nếu cho bé nằm luôn với tư thế ngửa đầu thì khả năng sặc sữa sẽ rất cao. Thêm vào đó, vì trẻ chưa thể tự xoay đầu nên rất dễ bị ngạt, khó thở khi sặc sữa.
  • Đút bé ăn, bú khi bé đang ở trạng thái xúc động: Việc ép bé bú sữa khi đang cười, khóc hay ho khan đều có thế khiến sữa tràn vào khí quản gây sặc.
  • Chọn núm vú quá lớn so với bé: Núm vú quá lớn khiến sữa chảy xuống nhiều, bé nuốt không kịp sẽ bị sặc hoặc nôn trớ. Do đó, mẹ nên chọn núm vú có lỗ bình thường để dòng sữa nhẹ nhàng chảy xuống, giúp bé bú sữa dễ dàng hơn.

5. Cách xử lý nhanh khi bé bị sặc sữa

Nếu không may bé bị sặc sữa, mẹ nên bình tĩnh và có thể áp dụng một số cách xử lý như sau:

  • Hút sữa trực tiếp: Dùng miệng nhanh chóng hút sữa từ miệng và mũi của trẻ (miệng trước, mũi sau). Thao tác càng nhanh càng giảm nguy cơ sữa đi sâu vào khí quản làm tắc nghẽn đường thở.
  • Vỗ lưng, ấn ngực: Đặt bé nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải. Dùng tay trái vỗ nhẹ 5 cái vào vị trí giữa hai xương bả vai rồi lật trẻ lại. Mục đích của động tác này là tăng áp lực trong lồng ngực để đẩy sữa ra khỏi đường hô hấp của trẻ. Trong trường hợp bé vẫn còn sặc sữa, mẹ đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng cứng rồi dùng ngón giữa vào ngón trỏ ấn nhẹ 6 cái ở dưới xương ức và đường nối hai bên ngực.
  • Đưa trẻ đi cấp cứu: Cách xử an toàn nhất là cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý.

Bài viết trên đã hướng dẫn khá chi tiết về cách cho trẻ sơ sinh bú bình đúng cách. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp mẹ và bé thoải mái hơn trong việc uống sữa hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay