Chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà chuẩn khoa học

Sau hành trình vượt cạn thành công, để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con thì quá trình chăm sóc mẹ và bé sau sinh là vô cùng quan trọng. Bởi lúc này là lúc các mẹ kiệt sức và trẻ vừa sinh còn rất non yếu nên việc lo lắng cho mẹ và chăm sóc bé sau sinh phải được đặt lên hàng đầu. Hãy cùng đi tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà chuẩn khoa học nhé! 

Chăm sóc mẹ và bé sau sinh 

Nhiều gia đình vẫn còn quan niệm sai lầm khi chăm sóc mẹ sau sinh như: không gội đầu, tắm rửa, không xem tivi… trong 1 tháng đầu. Việc kiêng cữ như vậy không những không đem lại lợi ích mà còn khiến cho cả tâm lí và sức khỏe của các mẹ ngày càng suy sút. Vậy làm thế nào để chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách? Hãy cùng đọc thật kỹ những thông tin dưới đây nhé!

Những vấn đề cần lưu lý của mẹ sau sinh

  • Sự phục hồi tử cung: Trong quá trình mang thai, để nâng đỡ được thai nhi ở trong bụng mẹ, tử cung và các cơ khác sẽ dần dần dãn ra. Sau khi sinh, tử cung của các mẹ sẽ tự động co chặt thành một khối cầu an toàn sau khi lấy nhau ra. Thời gian để tử cung co hồi là khoảng 6 – 8 tuần tùy thuộc vào thể trạng sức khỏe của mỗi người. Ở giai đoạn này, gia đình nên chú ý về vấn đề vệ sinh cho mẹ để tránh tình trạng tử cung bị nhiễm trùng.
  • Vết khâu ở tầng sinh môn: Đa phần các mẹ đều phải cắt tầng sinh môn khi sinh để giúp quá trình chào đời của bé thuận lợi, suôn sẻ hơn. Sản phụ cần chú ý rửa ráy, thay băng vệ sinh sau khi đi tiểu và thay nhiều lần trong ngày để tránh vết thương bị ẩm ướt, nhiễm trùng.
  • Chảy máu âm đạo: Hiện tượng này kéo dài khoảng từ 2 – 6 tuần sau sinh. Mẹ nên sử dụng băng vệ sinh để thấm hút máu chảy ra và thay băng vệ sinh khoảng 4 tiếng/lần. 
  • Táo bón: Để cải thiện tình trạng này mẹ nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước và tập một số bài tập nhẹ nhàng.
Những vấn đề khi chăm sóc mẹ và bé sau sinh
Chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của mẹ sau sinh 

Song song với việc chú ý đến các vấn đề vệ sinh cho phụ sản, các mẹ cũng cần được chăm sóc, quan tâm đến chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng. Cụ thể là: 

Về dinh dưỡng

Ở giai đoạn này, mẹ cần phải lấy sữa cho con bú vật nên không cần phải kiêng ăn quá nhiều. Mẹ cần đa dạng hóa bữa ăn, bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng để vừa đủ chất đi nuôi cơ thể, vừa có đủ chất vào sữa nuôi con. Mẹ phải được ăn chín uống sôi, ăn nhiều hoa quả và rau xanh, bổ sung chất xơ; uống nhiều nước (khoảng 3 lít/ngày) để giảm thiểu tình trạng táo bón, ảnh hưởng đến tình trạng hồi phục vết rạch tầng sinh môn, vết mổ đẻ và sự co lại của tử cung. 

Các mẹ cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng bằng những thực phẩm như: 

  • Hoa quả tươi, rau xanh, vitamin, khoáng chất.
  • Các sản phẩm giàu canxi như bơ, sữa, cá mòi, đậu phụ… giúp chuyển hóa canxi vào sữa để bé phát triển răng và xương.
  • Bổ sung thêm protein từ các loại đậu và thịt, gà, trứng.
  • Tinh bột từ: cơm, bún, khoai…

Về chế độ nghỉ ngơi

Các mẹ cần được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Thời gian ngủ của mẹ cần được đảm bảo đủ 7 – 8 tiếng/ngày. Ngủ nhiều giúp mẹ giảm stress, tái tạo năng lượng và sản xuất đủ sữa cho con bú. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng, massage thư giãn để khí huyết lưu thông, giảm các tai biến về tim mạch, đẩy nhanh tốc độ hồi phục. Các mẹ cũng cần được động viên về mặt tinh thần nhằm phòng ngừa trầm cảm, lo âu.

Trong sinh hoạt hằng ngày mẹ nên chú ý tắm rửa, gội đầu bằng nước ấm, tránh những nơi khói bụi, tránh những môi trường quá nóng hoặc lạnh. 

Ngoài ra, các gia đình cũng nên lưu ý một số điều như: 

  • Tái khám ngay khi thấy sản dịch ra quá ít hoặc có mùi hôi, ra nhiều máu tươi, sốt, vết mổ sưng tấy và vú căng nhức.
  • Thủ tục lấy giấy chứng sinh.
  • Kiêng quan hệ tình dục.
  • Tránh đốt than nóng để giữ ấm.

Vì thế, các bà mẹ và gia đình hãy chú ý chế độ ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Không nên vì vội vã lấy lại vóc dáng ban đầu mà gò bó chế độ ăn, tập luyện. Khi các vết may đã lành mới là thời điểm hoàn hảo hảo để các mẹ khôi phục vóc dáng. Có thể thấy rằng bên cạnh việc chăm sóc bé sau sinh thì chăm sóc cho mẹ càng phải tỉ mỉ, đòi hỏi các gia đình cần lưu tâm nhiều hơn nữa.

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi của sản phụ

Chăm sóc trẻ em

Chăm sóc trẻ em sau sinh thật ra không quá phức tạp nhưng với người lần đầu làm cha mẹ chắc chắn sẽ có những giây phút bỡ ngỡ, lóng ngóng. Bởi trẻ sơ sinh còn rất non nớt, nhạy cảm với môi trường mới nên việc chăm sóc con đúng cách là vô cùng quan trọng. Quá trình chăm sóc mẹ và bé sau sinh là giai đoạn vô cùng quan trọng và nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé sau này. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc bé sau sinh

Cách bế 

Khi lần đầu bế trẻ, hẳn là cha mẹ đều có chút lúng túng nhưng hãy nhẹ nhàng, từ từ nâng bé lên. Khi bé đang ngủ ở tư thế ngửa, cha mẹ hãy luồn bàn tay xuống dưới phần lưng dưới và mông của trẻ. Song song với đó, phụ huynh phải đỡ đầu và cổ của bé. Do cổ của bé còn yếu, chưa đủ cứng cáp để nâng đầu nên chúng ta cần phải chú ý phần này để đầu bé không bị ngửa ra sau. Mẹ nên để đầu và cổ bé nằm trên 1 đường thẳng, mặt bé quay vào ngực và bụng bé ép vào bụng của mẹ. 

Cách chăm sóc bé sau sinh

Cách tắm rửa và vệ sinh cho trẻ

Đối với trẻ vừa sinh, không cần thiết ngày nào cũng phải tắm. Tuy nhiên, trong giai đoạn bú sữa bé thường đại tiện nhiều (khoảng 4 lần/ngày với trẻ bú sữa mẹ và khoảng 3 lần với trẻ dùng sữa công thức) vì thế nên cơ thể bé sẽ có mùi. Cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch vùng hậu môn và bộ phận sinh dục của bé.

Trước khi tắm nên massage cho bé để làm nóng người. Nước tắm của bé dù là đông hay hè thì đều nên để nhiệt độ từ 36 – 38 độ C để tránh làm tổn thương da của bé. Thời gian tắm của bé không nên quá 5 phút. Ngoài ra, khi tắm mẹ phải giữ cho phần cuống rốn của bé khô ráo giúp ngăn ngừa nhiễm trùng rốn. Sau khi bé tắm xong cha mẹ hãy lau người cho bé bằng khăn sạch và nhanh chóng mặc quần áo cho bé để giữ ấm.

chăm sóc trẻ em sau sinh
chăm sóc trẻ em

Cách chăm sóc da cho trẻ 

Bên cạnh câu chuyện dùng nước ấm để tắm cho trẻ, cha mẹ cũng cần chú trọng tránh hăm cho trẻ. Làn da của bé rất mỏng, chỉ mỏng bằng ⅕ da của người lớn. Vì thế da bé rất nhạy cảm. Khi chăm sóc cho bé sau sinh cha mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây hại cho da. Phụ huynh nên cho con dùng các loại vải mềm, tránh cọ sát và thường xuyên thay tã cho trẻ.

Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ

Khi chăm sóc trẻ em, cha mẹ có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của bé thông qua thân nhiệt, màu da và nhịp thở. Thân nhiệt bình thường của trẻ sơ sinh là khoảng 36,5 – 37,2 độ C. Mẹ nên cho bé nằm ở chỗ thoáng, ít gió, đủ ánh sáng để tránh bé bị hạ thân nhiệt và viêm phổi. Khi quan sát màu da của trẻ, cha mẹ để ý thấy da dẻ con bị nhợt nhạt, tái, tím hoặc vàng da thì phải đưa con đi đến bệnh viện uy tín kiểm tra ngay. 

Cuối cùng là nhịp thở, cấu tạo đường thở của bé rất mềm và hẹp. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý đến tư thế nằm của trẻ. Không nên để trẻ nằm quá ngửa. Chúng ta nên kê gối dưới vai, giư cổ bé ở vị trí tương đối để bé có nhịp thở nhẹ nhàng. 

Con cái là tài sản quý giá nhất của cha mẹ. Do vậy, để cho con có một sức khỏe tốt và một cuộc đời an nhiên, cha mẹ nên cố gắng chăm sóc cho con thật kỹ. Việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh chính là bước đầu tiên để đón chào con đến thế giới này. Như vậy, qua bài viết trên Hismartmilk.vn đã đưa ra các cách chăm sóc mẹ và chăm sóc trẻ em sau sinh. Mong rằng các cha mẹ đã tích lũy được thêm kiến thức để phục vụ cho quá trình chăm con! Hy vọng chúng có ích với các mẹ! Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Xem thêm: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z hiệu quả nhất

Xem thêm: 10 trò chơi chăm sóc em bé giúp trẻ phát triển toàn diện

Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc em bé sơ sinh 1 tháng tuổi đúng cách

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay