Để bảo vệ con chống lại một số bệnh nghiêm trọng chủng ngừa được xem là biện pháp hiệu quả. Không giống như người lớn, hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ. Giúp cơ thể của trẻ có miễn dịch tốt hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh chủng ngừa là công việc không thể thiếu. Để tìm hiểu rõ hơn về lịch tiêm chủng cho trẻ em chuẩn Bộ Y Tế phòng chống tối dịch bệnh, mời các mẹ cùng đọc bài chia sẻ từ Hismart dưới đây!
Vì sao cần tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Tiêm phòng là cách đơn giản để bảo vệ trẻ trước sự lấy nhiễm của các loại bệnh bởi những lý do sau:
-
Trẻ em là đối tượng có sức đề khám kém, hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh. Vì thế rất dễ nhiễm bệnh nên rất cần được tiêm phòng.
-
Do Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Môi trường này thích hợp để vi khuẩn phát triển, từ đó dịch sẽ dễ bùng thành dịch.
-
Đa số các bệnh truyền nhiễm đều dễ lây lan qua nhiều con đường khác nhau. Chẳng hạn như đường hô hấp, đường máu…
Vì thế, cần tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để giúp bé tránh xa các nguy hiểm. Từ đó dễ dàng chống lại các biến chứng va giảm nguy cơ tử vong.
Tại sao phải đưa trẻ đi tiêm đầy đủ và đúng lịch?
Việc đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch sẽ có những lợi ích sau:
-
Làm giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong một cách hiệu quả.
-
Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.
-
Giảm chi phí chăm sóc y tế.
-
Giảm thời gian và công sức của mẹ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh. Từ đó sẽ nâng cao được sức khỏe của mẹ hơn.
Những đối tượng không được tiêm vắc-xin phòng bệnh
Đối với trẻ sơ sinh, không phải bất kì bé nào cũng được phép tiêm phòng. Khi trẻ có các biểu hiện dưới đây phải tạm hoãn việc tiêm chủng:
-
Sốt cao hơn hoặc bằng 37,5 độ C. Hay hạ thân nhiệt dưới hoặc bằng 35,5 độ C.
-
Nhịp tim bất thường.
-
Nhịp thở bất thường.
-
Tri giác bất thường.
-
Cân nặng của trẻ sơ sinh dưới 2000g.
-
Mắc bệnh cấp tính hoặc mãn tính tiến triển cao.
Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Khi đưa trẻ đi sinh, bố mẹ cần lưu ý đến những điểm sau:
-
Không cho trẻ sơ sinh bú quá nó hoặc để con bị đói. Và tốt nhất nên đến điểm tiêm trước 30 phút.
-
Mang đầy đủ hồ sơ, sổ tiêm chủng của bé.
-
Cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm cho bé. Đặc biệt đối với trường hợp bé bị dị ứng với các thành phần thuốc hay mắc bệnh cấp tính…
-
Nên cho bé mặc quần áo đơn giản, dễ dàng thao tác khi tiêm.
-
Sau khi tiêm, nên ở lại thêm khoảng 30 phút hoặc hơn để theo dõi tình trạng của bé trước khi về nhà. Nếu bé xuất hiện những biểu hiện bất thường, hãy báo ngay với bác sĩ để tìm ra nguyên do và được xử lý kịp thời các tình huống bé bị sốc phản vệ.
-
Theo dõi bé trong vòng 24h tiếp theo khi đã đưa bé về nhà. Trong trường hợp bé sốt nhẹ, mẹ nên đắp khăn mát lên trán cho con và chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38.
-
Không nên cho trẻ tiêm 2 loại vắc-xin sống trong thời gian gần nhau. Vậy nên, tốt nhất bố mẹ hãy nên nghe theo chỉ định của các bác sĩ khuyên khoa.
Một vài cột mốc trong lịch tiêm chủng cho trẻ em phụ huynh nên tham khảo
>>> Xem thêm: Cha Mẹ Có Nên Tiêm Phòng Cúm Cho Trẻ Hàng Năm?
Theo thông báo của Bộ Y tế, các vắc-xin trong lịch tiêm chủng mở rộng 2019 được khuyến cáo tiêm cho trẻ em.Bên cạnh những mũi tiêm nằm trong lịch tiêm chủng mở rộng, còn có nhiều loại vắc xin cần thiết trong tiêm chủng dịch vụ. Bố mẹ cần ghi nhớ để không bỏ lỡ mũi tiêm nào của con:
Giai đoạn trẻ sơ sinh
-
Vắc xin Euvax B 0.5ml/ Engerix B 0,5ml/Hepavax Gene 0.5ml dùng trong 24 giờ đầu sau sinh để trẻ được phòng bệnh viêm gan B tiêm.
-
Trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B bé cần được tiêm thêm 1 mũi huyết thanh kháng viêm gan B.
-
Vắc xin BCG phòng bệnh lao ở trẻ nhỏ.
Khuyến cáo từ các bác sĩ đây là 2 loại vắc xin được nên tiêm càng sớm càng tốt. Để bảo vệ trẻ khỏi nhiễm khuẩn lao và nhiễm virus viêm gan B.
Giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi
-
Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim (2 mũi) phòng 6 bệnh ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae tuýp B (Hib). Hoặc cần bổ sung thêm mũi viêm gan B nếu tiêm vắc xin 5 trong 1 Pentaxim.
-
Vắc xin Rotarix hoặc Rotateq phòng bệnh do Rota virus tiêu chảy gây ra
.
-
Vắc xin Synflorix phòng viêm não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp (mũi 1).
Giai đoạn từ 6-9 tháng tuổi
-
Vắc xin Vaxigrip hoặc Influvac phòng bệnh cúm (tiêm 2 mũi, mũi 1 cách mũi 2 tối thiểu 1 tháng).
-
Vắc xin VA-MENGOC-BC phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C (2 mũi).
-
Vắc xin Synflorix phòng viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết. Viêm tai giữa do phế cầu khuẩn S.Pneumoniae không định tuýp.
-
Vắc xin MVVac phòng bệnh sởi.
-
Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản.
Giai đoạn từ 12 tháng tuổi
-
Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh sởi – quai bị – rubella.
-
Vắc xin Varivax/Varicella phòng bệnh thủy đậu, mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.
-
Vắc xin Jevax phòng bệnh viêm não Nhật Bản. Mũi 2 tiêm sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần. Cách một năm tiêm lại mũi 2. Tiêm nhắc lại 1 lần sau mỗi 3 năm đến khi trẻ 15 tuổi.
-
Avaxim 80U/0.5ml: Vắc xin phòng bệnh viêm gan A (mũi 1 – mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 6 tháng).
Giai đoạn từ 15-24 tháng tuổi
-
Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim hoặc 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim.
-
Vắc xin Vaxigrip/ Influvac phòng bệnh cúm (mũi 3 – sau mũi thứ 2 là một năm).
-
Vắc xin Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản (mũi 2 – sau mũi 1 là một năm).
-
Vắc xin phòng bệnh thương hàn TYPHIM Vi.
-
Vắc xin mORCVAX phòng bệnh Tả. Vắc xin mORCVAX chỉ định cho trẻ sống ở vùng nguy cơ cao, liều 2 sau liều 1 là 2 tuần.
Giai đoạn từ 3 tuổi trở lên:
-
Vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh sởi – quai bị – rubella (mũi nhắc).
-
Vắc xin Gardasil hoặc Cervarix phòng bệnh ung thư cổ tử cung ở bé gái (3 mũi).
-
Vắc xin TYPHIM Vi phòng bệnh thương hàn (mũi nhắc, lúc 5 tuổi). Sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần.
-
Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt.
-
Vắc xin 3 trong 1 Adacel phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm cho trẻ từ 4 tuổi trở lên, tiêm nhắc lại mỗi 10 năm.
Một vài tác dụng phụ thường gặp trong lịch tiêm chủng cho trẻ em
Đa số các bé sẽ bị sốt nhẹ, sau khi tiêm phòng, chỗ tiêm bị phồng rộp sưng đỏ. Điều này hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng. Ngoài ra, kéo dài khoảng 6-8 tiếng một số bé sẽ bị sưng đỏ và nổi cục cứng, do cơ địa đặc biệt đau tại chỗ tiêm.
Mẹ nên đưa bé đi bác sĩ để kiểm tra nếu vết tiêm sưng to kéo dài liên tục. Tuyệt đối không khoai tây theo kinh nghiệm dân gian hoặc đắp chanh, vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.
Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ nếu bé bị sốt. Không nên cho trẻ sử dụng thuốc có thành phần axit salicylic hoặc aspirin, bởi 2 thành phần này gây ra những triệu chứng nghiêm trọng khi kết hợp với thành phần thuốc trong vắc-xin.
Cho bé mặc quần áo thoáng mát, dùng khăn lau người kết hợp chườm lạnh tại chỗ tiêm. Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục 39 độ, bú kém hoặc bỏ bú cũng như quấy khóc nhiều, mẹ nên lập tức đưa bé đến bệnh viện.
Phụ huynh nên hoãn thực hiện lịch tiêm chủng cho trẻ em trong một vài trường hợp
Các vắc xin được chủng ngừa tùy theo độ tuổi của bé. Bé của bạn cần phải được chủng ngừa đầy đủ các liều theo khuyến cáo. Tốt nhất là đúng thời gian để có được sự bảo vệ kịp thời. Nếu đã có tình huống cần phải trì hoãn chủng ngừa cho con, hãy nói với bác sĩ ngay các vấn đề sau:
-
Trẻ có tình trạng sốt, suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
-
Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.
-
Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vắc-xin sống. Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
-
Trẻ đang bị bệnh ngoài da, có mủ hoặc bệnh chàm ngoài da (Eczema) hoặc trẻ đang mắc bệnh mãn tính đang tiến triển.
>>> Xem thêm: Mách Mẹ Những Mũi Tiêm Chủng Sơ Sinh Quan Trọng