Thực Hư Chuyện Tên 9 Loại Sữa Bột Gây Ung Thư

Sữa bột là sản phẩm có mặt trong hầu hết mọi gia đình đang nuôi con nhỏ hiện nay. Bởi vậy, bất cứ một thông tin nào về sữa cũng đều nhận rất nhiều sự quan tâm chú ý từ cha mẹ. Tuy nhiên, những thông tin đánh trúng vào nỗi lo sợ của cha mẹ thì không phải ai cũng có thể tiếp cận đa chiều. Từ đó dễ dẫn đến những hiểu lầm, sợ hãi không đáng có. Vậy câu chuyện về tên 9 loại sữa bột gây ung thư ra sao? Mời cha mẹ cùng theo dõi lời giải đáp chi tiết ngay trong bài viết sau đây nhé!

Thực Hư Chuyện Tên 9 Loại Sữa Bột Gây Ung Thư
Thông tin tên 9 loại sữa bột gây ung thư

Thông tin tên 9 loại sữa bột gây ung thư xuất phát từ đâu?

Vào ngày 17/8/2020, Hội đồng Người Tiêu dùng Hồng Kông (Trung Quốc) đã công bố kết quả nghiên cứu về an toàn chất lượng trong các sản phẩm sữa công thức trên Trang thông tin điện tử của mình. Thông tin này cho biết cả 15 mẫu sản phẩm dinh dưỡng công thức được điều tra đều có chứa chất gây ung thư. Cụ thể là các chất như: 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD). Trong đó có 9 mẫu sữa chứa glycidyl este (GE).

Nếu tiêu thụ quá mức chất 3-MCPD có thể khiến suy giảm chức năng thận của trẻ. Và suy giảm khả năng sinh sản của trẻ trai khi trưởng thành. Thông tin này đã ngay lập chỉ lan truyền về Việt Nam chỉ sau vài ngày. Điều đó khiến cho những bậc phụ huynh có con nhỏ vô cùng hoang mang.

>> Xem thêm: Sữa Bột Công Thức Và Những Tiêu Chuẩn Cần Đạt

9 loại sữa bột gây ung thư

Tên các loại sữa bột được nhắc đến

Theo nguồn tin trên, rất nhiều thương hiệu sữa lớn đang được sử dụng tại Việt Nam cũng có mặt. Có thể kể đến: sữa đậu nàng Similac Sensitive Isomil Soy của hãng Abbott. Sữa bột Bellamy’s Organic của Australia. Hay sữa cho trẻ sơ sinh Smart Baby của hãng Snow Brand – Australia. Sữa Meiji của Nhật Bản hay Illuma Infant Formula Milk Powder của Wyeth…

Hóa giải nghi ngờ về tên 9 loại sữa bột gây ung thư

Trước những thông tin gây hoang mang dư luận. Cục An toàn Thực phẩm đã liên lạc với đầu mối Hệ thống các Cơ quan An toàn Thực phẩm Quốc tế (INFOSAN) của Hồng Kông. Đến ngày 21/8/2020, trên website chính thức của Cục An toàn Thực phẩm – Bộ Y tế cũng đã chia sẻ chính thức về vấn đề này.

Thông báo nêu rõ theo Lượng ăn vào hằng tuần tạm thời chịu đựng được (PTWI) do Ủy ban Hỗn hợp các Chuyên gia thuộc Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO) về phụ gia thực phẩm (JECFA) xây dựng. Đối với 3-MCPD, lượng chất này được phát hiện trong nghiên cứu của Hồng Kông đều thấp hơn PTWI khi sử dụng sữa theo đúng hướng dẫn trên bao bì.

Đồng thời, tất cả glycidyl este GE được phát hiện trong các sản phẩm sữa trong báo cáo của Hội đồng Người Tiêu dùng Hồng Kông đều đạt tiêu chuẩn của EU.

Và thông tin gây hiểu lầm này đã được các trang web ẩn danh, website lấy tên miền nước ngoài để đăng tải. Hơn nữa, các bài viết này còn sử dụng hình ảnh từ một bài viết khác vào năm 2016. Hình ảnh đó có chứa các thương hiệu sữa quen thuộc. Vì vậy, khi các bậc phụ huynh không được tiếp nhận thông tin đa chiều. Cùng với đó là kiến thức chưa đủ chuyên sâu dẫn đến hoang mang hơn.

Giải thích về các chất gây ung thư có mặt trong sữa

Thực Hư Chuyện Tên 9 Loại Sữa Bột Gây Ung Thư
Giải thích về các chất gây ung thư có mặt trong sữa

Trên thực tế, các chất GE, 3-MCPD, và 3-MCPDE đều được sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm. Nó còn có thể hình thành trong quá trình tinh chế dầu thực vật. Trong khi sữa bột dành cho trẻ sơ sinh sử dụng dầu tinh luyện để sản xuất. Vì vậy, việc sữa bột có thể chứa chất trung gian đó là điều dễ hiểu.

Nếu chú ý kỹ, cha mẹ sẽ thấy rằng tham chiếu của Hội Người tiêu dùng đối với “Tiêu chuẩn Liên minh Châu Âu” của EU thực sự là “Giá trị tham chiếu sức khỏe”. Tức là lượng chất 3-MCPD và 3-MCPDE được khuyến nghị là dành cho trẻ sơ sinh, không phải sữa bột.

Hơn nữa, Ủy ban Codex Alimentarius, EU, Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Singapore và nhiều quốc gia khác không có các tiêu chuẩn quy định về thành phần 3-MCPD và 3-MCPDE cho sữa công thức. Điều đặc biệt và quan trọng nhất là dựa trên các giá trị tham chiếu của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc – Ủy ban chuyên gia WHO thì 9 loại sữa bột trên đều không vượt quá tiêu chuẩn quy định. Vì vậy, sẽ không gây rủi ro cho sức khỏe của trẻ nếu cha mẹ tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng.

Giới thiệu cho mẹ một giải pháp sữa bột toàn diện cho trẻ nhỏ

Thực Hư Chuyện Tên 9 Loại Sữa Bột Gây Ung Thư
Hismart – Sữa bột an toàn cho trẻ nhỏ

Có vô vàn luồng thông tin khiến cha mẹ cần phải hết sức tỉnh táo khi tiếp nhận. Điều này nhằm tránh gây hoang mang, lo sợ trong quá trình nuôi con. Giữa thị trường sữa có quá nhiều thương hiệu khiến mẹ đau đầu để tìm được loại tốt nhất cho con. Vậy gợi ý cho mẹ một thương hiệu sữa chất lượng đến từ New Zealand – Hismart.

>> Xem thêm: Tổng Hợp Các Chứng Nhận Chất Lượng Của Sữa Hismart

Sữa Hismart được cấp giấy Chứng nhận tham gia Chương trình quản lý rủi ro. Với chứng nhận này thì Hismart được cam kết về rủi ro các nhân tố nguy hiểm có mối liên quan đến các sản phẩm từ động vật. Ngoài ra, Hismart còn được sở hữu nhiều Chững nhận an toàn khác như Halal, Hazard.

Trước khi vào thị trường Việt Nam, Hismart cũng đã có mặt rộng rãi tại thị trường Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore… Sữa Hismart được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sữa tươi sạch ngay tại chính quốc gia của mình. Mọi tiêu chuẩn kiểm định quốc tế đều được áp dụng hết sức khắt khe. Nhờ đó, mẹ có thể an tâm hơn khi sử dụng cho con nhé!

Như vậy, những thông tin về tên 9 loại sữa bột gây ung thư đã được tổng hợp và gửi đến mẹ. Hy vọng, cha mẹ luôn là những người thông thái, tiếp nhận nguồn thông tin toàn diện nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay