Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Lưu Ý

Để chăm sóc trẻ nhỏ, những kiến thức cha mẹ cần tìm hiểu là vô cùng lớn. Đặc biệt là những bệnh tật trẻ dễ mắc. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ chi tiết hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh như thế nào? Mời các bậc phụ huynh cùng theo dõi ngay sau đây!

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Lưu Ý
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có. Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là sốt và xuất hiện mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong khoang miệng.

Trẻ em dưới 10 tuổi và nhất là lứa tuổi dưới 5 là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Trẻ em ở mẫu giáo – nơi tập trung đông trẻ em sẽ càng dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bùng phát dịch bệnh. Thông thường khi lớn lên, trẻ sẽ miễn dịch với bệnh tay chân miệng vì các kháng thể được hình thành sau khi phơi nhiễm với virus gây bệnh. Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng thanh thiếu niên và người lớn cũng mắc bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là do các loại virus thuộc họ enterovirus gây ra. Tác nhân gây nhiễm khuẩn thường gặp nhất là virus Coxsackie A-16. Ngoài ra còn có thể do enterovirus 71 nhưng ít gặp hơn. Biểu hiện lâm sàng do bất kể loại virus nào gây nên cũng đều tương tự nhau.

Tuy nhiên, trẻ nhiễm bệnh enterovirus 71 có nhiều khả năng dẫn đến các biến chứng hiếm gặp hơn. Ví dụ như gây viêm màng não, viêm não hay tổn thương cơ tim.

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng 

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Lưu Ý
Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Thời điểm dễ mắc bệnh nhất là từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Thời gian ủ bệnh tay chân miệng thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Triệu chứng ban đầu thường là sốt và kèm theo đau họng. Trẻ nhỏ cũng có thể biếng ăn và khó chịu. Khoảng 1 – 2 ngày sau khi khởi phát sốt, vết loét gây đau và mụn nước sẽ bắt đầu xuất hiện trong miệng và họng. Mụn nước còn xuất hiện ở tay, chân, lưỡi, bên trong má,. Đôi khi có mụn ở mông và thường do tiêu chảy gây ra.

Mụn nước ít khi gây ngứa ở trẻ em, nhưng lại có thể gây ngứa nặng nề ở người lớn. Các vết loét và mụn nước thường tự khỏi trong khoảng 7 ngày hoặc lâu hơn.

Bệnh tay chân miệng nhẹ thường chỉ gây sốt trong vài ngày. Hãy cho trẻ đến gặp bác sĩ nếu vết loét miệng hoặc tình trạng đau họng khiến trẻ không uống nước được. Hoặc khi các triệu chứng ở trẻ nhỏ chuyển biến xấu sau vài ngày.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ lây nhiễm theo đường nào?

Bệnh này thường lây qua đường tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh theo đường:

  • Dịch tiết mũi họng

  • Dịch từ mụn nước

  • Nước bọt

  • Phân

  • Giọt bắn qua đường hô hấp vào không khí khi ho hoặc hắt hơi

Bệnh thường gặp nhất với trẻ em khi đã đi nhà trẻ, mẫu giáo. Một số trẻ còn nhỏ, chưa tự ý thức vệ sinh tốt nên thường đưa tay vào miệng. Tỉ lệ lây truyền bệnh cao nhất là vào tuần đầu tiên khi trẻ phát bệnh. Nhưng nếu virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể trẻ vài tuần sau khi các triệu chứng bệnh không còn nữa, thì trẻ vẫn có thể lây bệnh cho người khác.

Một số biến chứng của bệnh tay chân miệng

Một biến chứng thường gặp nhất của bệnh là tình trạng mất nước. Bệnh có thể gây loét miệng, họng, làm cho trẻ đau và gặp khó khăn khi nuốt. Và khá hiếm khi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm màng não do virus: Đây là tình trạng viêm màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống.

  • Viêm não: Bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng nhưng cũng rất hiếm gặp.

  • Viêm cơ tim (hay viêm tế bào cơ tim).

Cách chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ

Thông qua thăm khám lâm sàng, các bác sĩ có thể phân biệt bệnh tay chân miệng với các loại nhiễm trùng do virus khác. Việc chẩn đoán sẽ dựa theo:

  • Độ tuổi của người mắc bệnh.

  • Các dấu hiệu và triệu chứng đặc trưng của tay chân miệng.

  • Dạng phát ban hay vết loét.

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh Tay Chân Miệng Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Lưu Ý
Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Cách phòng ngừa

  • Giữ vệ sinh ăn uống cho trẻ: Ăn chín, uống sôi, không để trẻ bốc, mút tay.

  • Làm sạch đồ chơi và nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ của trẻ.

  • Theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu mắc bệnh.

  • Cách ly trẻ khỏi nguồn lây như tại trường học hay người thân xung quanh.

  • Đặc biệt cha mẹ cần phải rửa tay sau khi thay tã cho trẻ bị nhiễm bệnh.

  • Không để trẻ ôm hôn người khác khi đang nhiễm bệnh.

  • Cố gắng che kín mũi và miệng khi trẻ ho, hắt hơi.

  • Lau miệng, mũi trẻ bị bệnh bằng khăn giấy dùng một lần.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng

  • Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Các dấu hiệu của bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 7 – 10 ngày. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị triệu chứng như Ibuprofen và Paracetamol dùng khi trẻ sốt hơn 38°C.

  • Chú ý tránh cho trẻ ăn đồ chua, cay, mặn. Chỉ nên chọn những thực phẩm không cần nhai nhiều, thức ăn mềm nhẹ trong vài ngày và khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước.

  • Nên uống nước nguội mát, dùng sữa chua, các món tráng miệng.

  • Cho trẻ súc miệng bằng nước sạch sau khi ăn xong.

Trên đây là những chia sẻ về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Mong rằng các bé luôn mạnh khỏe và bình an! Hismart với thành phần tự nhiên với nguyên liệu 100% từ New Zealand đồng hành cùng mẹ, chăm sóc bé yêu phát triển theo cách tự nhiên nhất. Hismart luôn đồng hành và cung cấp các thông tin hữu ích nhất cho mẹ và bé cho con tuyệt nhất mỗi ngày.

Xem thêm: Các bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa thu đông

Xem thêm: Tại sao bệnh sởi ở trẻ lại diễn biến nhanh và nguy hiểm

Xem thêm: Trẻ Cần Kiêng Gì Khi Bị Bệnh Chân Tay Miệng

Xem thêm: Hướng dẫn trị cảm củm ở trẻ sơ sinh cho mẹ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay